default facebook pixel
Bánh lá Thanh Hóa – Cách làm và địa chỉ bán bánh ngon - Ảnh đại diện

Bánh lá Thanh Hóa – Cách làm và địa chỉ bán bánh ngon

04/04/2023

Bánh lá Thanh Hóa cũng là một loại đặc sản nổi tiếng của cùng đất xứ Thanh. Nếu đi du lịch đến thành phố này, bạn nhất định phải nếm thử món bánh dân dã này để cảm nhận sâu sắc hơn về nét văn hóa ẩm thực của người địa phương. Tico Travel sẽ giới thiệu cho bạn nhiều thông tin hấp dẫn về món bánh đang rất được yêu thích này nhé!

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM:

Top 20 Biệt Thự Villa FLC Sầm Sơn Giá Rẻ Gần Biển Có Hồ bơi

Top 3 resort Sầm Sơn: Niềm tự hào của những người con xứ Thanh 

Top khách sạn Sầm Sơn giá rẻ gần biển nổi tiếng nhất

1. Nguồn gốc của món bánh lá Thanh Hóa 

Bánh lá Thanh Hóa hay còn có tên gọi khác là bánh răng bừa. Món bánh này có nguồn gốc xuất xứ từ làng Trung Lập, huyện Thọ Xuân, tỉnh Thanh Hóa. 

Theo lời người dân địa phương kể lại, ngày trước vua Lê Hoàn đã đích thân xuống đồng để cày tịch điền trong ngày hội xuân đầu năm. Lúc đó, bánh lá đã được dâng lên vua chúa như một đặc sản tiến vua và rất được yêu thích. 

Nguồn gốc của món bánh lá Thanh Hóa 

Để làm được món bánh lá ngon trứ danh này, người dân đã chọn những hạt gạo ngon nhất để xay nhuyễn, làm thành bánh với hương vị riêng dâng lên cho vua thưởng thức. 

Tùy theo từng địa phương, bánh lá sẽ được gọi là bánh tẻ hay bánh răng bừa. Dù là cách gọi nào đi chăng nữa thì hình dạng của bánh cũng như hương vị cũng không có sự thay đổi. Món bánh vẫn rất ngon và đã gắn bó với nhiều thế hệ. 

Nguồn gốc của món bánh lá Thanh Hóa 

Hiện nay, bánh lá Thanh Hóa được dùng vào những ngày lễ đặc biệt như rằm, giỗ, tết Nguyên Đán và khi nhà có công việc. Nhu cầu phát triển du lịch và giới thiệu văn hóa ẩm thực tới du khách khi đến xứ Thanh cũng ngày một lớn nên bạn có thể dễ dàng thưởng thức nó bất cứ đâu khi đến xứ sở của nem chua. 

Bánh lá bình thường đã ngon nhưng sẽ càng hấp dẫn và đặc biệt hơn khi bạn thưởng thức vào mùa đông. Chiếc bánh nóng hổi, dậy mùi thơm của mỡ hành, mềm mềm, gia vị nêm nếm vừa ăn. Có thể nói đây chính là đặc sản đặc biệt mà các du khách không được bỏ qua khi đến Thanh Hóa. 

Nguồn gốc của món bánh lá Thanh Hóa 

Ngoài các chuyến đi du lịch xả stress trong năm, du khách có thể đi du xuân đến Thanh Hóa và tham gia vào ngày hội làng tại huyện Thọ Xuân từ ngày 7 đến ngày 9 tháng 3 âm lịch hàng năm. 

Lúc này, bạn sẽ được tìm hiểu kỹ hơn về món bánh lá Thanh Hóa, được trải nghiệm các hoạt động thú vị, trò chơi được tổ chức để tưởng nhớ đến công ơn của vua Lê Đại Hành. 

Lúc này, món bánh lá sẽ được trình bày lên mâm để dâng cúng tổ tiên. Sau khi kết thúc phần lễ trang nghiêm, bạn sẽ được tham gia vào phần hội với màn thi làm bánh nhộn nhịp, đầy ắp tiếng cười. 

Xem thêm: Động Tiên Sơn – Vẻ đẹp đầy thơ mộng chiếm trọn trái tim

2. Phương thức làm bánh lá răng bừa đặc biệt của người dân Thanh Hóa

Nhìn về hình thức, bánh lá Thanh Hóa có vẻ bên ngoài khá đơn giản. Bạn dễ dàng thưởng thức đặc sản này dù đến bất kỳ địa phương nào tại Thanh Hóa. Tuy nhiên, muốn ăn bánh lá chuẩn vị nhất thì nên đến làng Trung Lập. 

Làng Trung Lập là nơi khai sinh ra món bánh lá và họ có công thức gia truyền riêng biệt để thực hiện. Hương vị thành phẩm ngon chuẩn vị, không nơi nào có thể sánh bằng. 

2.1. Chuẩn bị nguyên liệu cho món bánh lá Thanh Hóa 

Muốn làm được bánh lá xứ Thanh chuẩn vị thì cần phải có nguyên liệu đạt yêu cầu. Các nguyên vật liệu cần chuẩn bị bao gồm có: 

  • Gạo tẻ loại một được lựa chọn kỹ lưỡng sau mùa thu hoạch. Gạo phải có độ dẻo vừa phải để món bánh được ngon hơn. 
  • Phần nhân bánh sẽ có thịt ba chỉ lợn, mộc nhĩ và hành khô 
  • Gia vị cần có bao gồm hạt tiêu, muối và nước mắm 
  • Lá để gói bánh sẽ là lá dong không quá già hay quá non để người gói bánh dễ dàng thực hiện và không bị rách 

Phương thức làm bánh lá răng bừa đặc biệt của người dân Thanh Hóa

2.2. Cách thực hiện món bánh lá Thanh Hóa 

 Sau khi đã chuẩn bị đầy đủ các nguyên liệu cần có thì bạn sẽ tiến hành làm bánh lá Thanh Hóa theo các bước như sau: 

2.2.1 Sơ chế nguyên liệu

Các bước dùng để sơ chế nguyên liệu như sau: 

  • Mộc nhĩ đã chuẩn bị bạn mang đi ngâm trong nước lạnh 15 phút hoặc ngâm với nước nóng khoảng 5 phút.
  • Sau khi mộc nhĩ đã nở thì tiến hành bỏ phần chân của mộc nhĩ, rửa lại với nước sạch rồi để ráo. 
  • Hành tím bỏ vỏ rồi băm nhỏ. 
  • Thịt ba chỉ làm sạch sau đó thái thành từng khúc nhỏ rồi cho vào máy xay để xay nhuyễn. 
  • Giá long rửa sạch rồi cắt bỏ phần cuống sau đó để ráo nước. 

Phương thức làm bánh lá răng bừa đặc biệt của người dân Thanh Hóa

Xem thêm: Thác Mây Thanh Hóa – Điểm du lịch cực hot trong

2.2.2. Làm nhân bánh

  • Sau khi đã chuẩn bị đầy đủ xong các nguyên liệu, bạn hãy cho chảo lên bếp đợi đến khi chảo nóng thì cho hai thìa canh dầu ăn vào đợi sôi. 
  • Dầu ăn đã sôi thì cho thêm hành tím vào để phi thơm, chuyển sang màu vàng thì cho thịt heo xay vào xào đều. 
  • Thịt heo xào đã chín thì cho thêm một nửa thìa bột canh, một nửa thìa hạt nêm, một thìa tiêu xay và mộc nhĩ vào để xào thêm 5 đến 7 phút rồi tắt bếp. 
  • Nếu bánh lá dùng để dâng lên bàn thờ tổ tiên thì có thể dùng lạc và đậu xanh để thay thế cho nhân mặn. 

Phương thức làm bánh lá răng bừa đặc biệt của người dân Thanh Hóa

2.2.3. Làm bột bánh lá 

  • Gạo chuẩn bị mang đi xay nhuyễn rồi cho vào cùng với 800ml nước lọc, nửa thìa dầu ăn, một thìa hạt nêm, một thìa bột canh rồi khuấy đều để tạo thành một hỗn hợp đồng nhất. 
  • Để bột nghỉ trong khoảng 1 đến 2 tiếng cho bột nở ra. 

Phương thức làm bánh lá răng bừa đặc biệt của người dân Thanh Hóa

2.2.4. Gói bánh lá 

  • Bạn chuẩn bị lá dong trải đều rồi cho phần bột vào lá. Chỉ lấy khoảng 2 thìa bột rồi dàn đều theo hình chữ nhật. 
  • Tiếp đến cho nhân bánh vào giữa, trải đều, tránh lấy quá nhiều nhân để khi ăn không có cảm giác bị ngán. 
  • Cho thêm một lớp bột như lớp bột đầu tiên rồi gói bánh lại thành hình chữ nhật cho vuông vắn. 
  • Bạn có thể dùng dây đỏ hoặc lạt tre để cố định bánh lại cho chắc chắn hơn. Khi gói bánh nhớ cuộn và lăn cho chắc để bánh khi chín có khuôn đẹp và ngon hơn. 

Phương thức làm bánh lá răng bừa đặc biệt của người dân Thanh Hóa

Xem thêm: Khám phá biển Hải Hòa – Bãi biển đẹp nổi tiếng tại Thanh Hóa

2.2.5. Hấp bánh

  • Chuẩn bị lồng hấp bánh rồi cho nước vào để đun sôi. 
  • Sau khi nước sôi thì bạn cho bánh vào để hấp trong khoảng thời gian từ 15 đến 20 phút để bánh chín rồi thì vớt bánh ra để ráo là được. 

Phương thức làm bánh lá răng bừa đặc biệt của người dân Thanh Hóa

2.2.6. Yêu cầu thành phẩm

  • Bánh lá Thanh Hóa sau khi chín sẽ có mùi thơm nồng của lá dong để gói bên ngoài. 
  • Mùi vị của bánh có chút beo béo của bột gạo và vị ngọt của nhân thịt băm. Bạn sẽ có thể cảm nhận rõ hương vị của bánh khi ăn và chắc chắn khó có thể quên được hương vị đó của bánh. 
  • Bạn nên làm thêm nước mắm để ăn cùng với bánh lá. Tùy theo khẩu vị bản thân, bạn có thể linh hoạt cách pha chế nước mắm để ăn cùng với bánh lá Thanh Hóa ngay tại nhà. 

Phương thức làm bánh lá răng bừa đặc biệt của người dân Thanh Hóa

Bên cạnh các công đoạn làm bánh lá Thanh Hóa được giới thiệu chi tiết trên, bạn cần chú ý đến một số vấn đề sau để thành phẩm đạt chất lượng tốt nhất: 

  • Gạo dùng để làm bánh lá chỉ dùng gạo tẻ dẻo, ngon nhất để thành phẩm hoàn thiện có hương vị chuẩn nhất. 
  • Trước khi chế biến gạo hạt thành bột, bạn cần ngâm gạo trong nước lạnh trước từ 2 đến 3 tiếng. 
  • Bạn nên dùng cối xay bột thủ công thể bột gạo được mịn và dẻo hơn việc xay bằng máy. Nếu không có cối thủ công, bạn cần phải cân đối lượng nước pha vừa đủ để chất lượng bột đạt yêu cầu tốt nhất. 
  • Bột bánh sau khi bắc lên bếp để nấu phải được khuấy đều tay để không xảy ra tình trạng vón cục. Nếu bột gạo đã đặc sệt trở lại thì có thể dừng lại. 
  • Lá để gói bánh lá Thanh Hóa có thể dùng lá dong, lá chuối ngự đều được. Nếu dùng lá chuối để gói bánh, bạn nên làm sạch kỹ và hơ qua lửa để tăng độ dẻo của lá khi gói. Nếu muốn bánh được xanh, lên màu đẹp thì bạn có thể dùng lá dong để gói. 
  • Lạt dùng để gói bánh có thể dùng tre, nứa để chẻ nhỏ hoặc dùng dây đỏ, dây xanh làm từ ni lông để cột bên ngoài. 
  • Khi gói bạn nên cuộn nhiều lớn, chắc tay, cột chặt để phần bột bên trong không bị chảy ra ngoài trong quá trình được hấp chín.

Phương thức làm bánh lá răng bừa đặc biệt của người dân Thanh Hóa

Xem thêm: Sầm Sơn – Viên ngọc của Đông Dương

3. Địa chỉ mua bánh lá ngon ở Thanh Hóa

Bánh lá Thanh Hóa là đặc sản của xứ Thanh nên bạn có thể dễ dàng tìm thấy loại bánh này ở bất kỳ hàng quán ăn nào từ đường phố đến nhà hàng. Có thể nói rằng đây chính là tinh hoa ẩm thực, chứa đựng sự quý giá của từng hạt gạo và sự khéo léo của đôi tay con người. 

Những chiếc bánh dẻo thơm, thuôn dài được chấm nhập nước mắm nguyên chất thì không còn gì tuyệt hơn. Bạn sẽ cảm nhận được hương vị quê hương dân dã qua từng miếng bánh được thể hiện ra như thế nào. 

Địa chỉ mua bánh lá ngon ở Thanh Hóa

Để mua được bánh lá Thanh Hóa ngon, chuẩn vị, bạn có thể ghé đến các địa điểm như chợ Điện Biên, vườn hoa vào khoảng thời gian buổi sáng. Các gánh hàng rong bán đồ ăn sáng luôn có sẵn loại bánh này để bạn mua về thưởng thức, nạp năng lượng cho một ngày mới để đi khám phá các địa danh nổi tiếng tại xứ Thanh. 

Bạn cũng có thể tìm mua bánh lá để làm quà cho bạn bè, người thân sau khi đi du lịch về. Một vài địa chỉ bạn có thể tới mua bánh lá Thanh Hóa là: 

  • Làng Ngọc Đô, Yên Ninh, Yên Định, Thanh Hóa
  • Chợ hoặc các khu du lịch tại Thanh Hóa

Người bán sẽ giúp bạn đóng gói kỹ lưỡng và hướng dẫn cách chế biến tại nhà để có được món bánh ngon, nóng hổi để thưởng thức. Còn gì tuyệt vời hơn một món quà quê dân dã, đặc trưng vùng miền khi bạn dành tặng cho bạn bè phải không. 

Địa chỉ mua bánh lá ngon ở Thanh Hóa

Tico Travel đã giới thiệu cho bạn nhiều thông tin hữu ích về món bánh lá Thanh Hóa – đặc sản dân dã, nổi bật của xứ Thanh. Thứ quà quê bình dị này đã trở thành một điểm nhấn thu hút du khách đến với vùng đất xinh đẹp và giàu tình người. Hy vọng rằng, bạn sẽ có cơ hội thưởng thức món bánh lá ngon chuẩn vị này khi đến với xứ Thanh nhé!

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM:

Bỏ túi kinh nghiệm du lịch Tam Đảo chi tiết nhất từ A – Z

Kinh nghiệm du lịch Ba Vì – Trốn khỏi ồn ào nơi phố thị

Kinh nghiệm du lịch Hạ Long chi tiết mới nhất

Kinh nghiệm du lịch Cô Tô tự túc từ A-Z

Bùi Minh Đức
Chào mọi người mình là Minh Đức!!! Yêu du lịch nên Đức thích khám phá thật nhiều địa điểm, gặp những người dân nồng hậu, chất phác, trải nghiệm những nền văn hóa khác nhau. Sau mỗi chuyến đi, Đức muốn chia sẻ những kinh nghiệm và kiến thức của mình với mọi người từ cách lên kế hoạch từ những địa điểm ăn uống, cho đến những địa điểm du lịch thú vị nhất và nhiều hơn nữa. Đức tin rằng những chia sẻ của mình sẽ giúp mọi người có những kỷ niệm thật đẹp nơi vùng đất mà bạn đặt chân tới và lưu lại những khoảnh khắc thật đáng nhớ bên bạn bè và người thân. Đồng hành cùng Đức nhé!