Đền Cao An Phụ không chỉ mang vẻ đẹp cổ kính mà còn là một địa điểm tâm linh thu hút đông đảo du khách thập phương. Ngôi đền được xây dựng để thờ thân phụ của Đức Thánh Trần – Trần Hưng Đạo, nổi bật với không gian linh thiêng và kiến trúc ấn tượng. Hãy cùng Tico Travel khám phá những điều đặc biệt về ngôi đền này!
CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM:
Gợi ý 10 khách sạn Bắc Ninh đẹp giá rẻ từ 3 – 4 – 5 sao
Top 15 khách sạn Hải Phòng giá rẻ gần biển ngay trung tâm
Resort Hải Phòng nghỉ dưỡng hàng đầu Việt Nam không thể bỏ qua.
1. Giới thiệu về Đền Cao An Phụ Hải Dương


2. Vị trí và hướng dẫn di chuyển đến Đền Cao An Phụ
Đền Cao An Phụ không chỉ là một di tích lịch sử quan trọng mà còn là điểm đến tâm linh thu hút nhiều du khách. Để thuận tiện cho việc tham quan và chiêm bái, hãy cùng tìm hiểu vị trí và cách di chuyển đến ngôi đền này.
2.1. Vị trí
Địa chỉ: phường An Sinh, thị xã Kinh Môn, tỉnh Hải Dương.
Đền Cao An Phụ nằm trên đỉnh núi An Phụ, ở độ cao 246m so với mực nước biển, thuộc phường An Sinh, thị xã Kinh Môn. Ngôi đền cách thành phố Hải Dương 40km về phía Đông Bắc và Hà Nội 90km. Từ đây, du khách có thể phóng tầm mắt chiêm ngưỡng dãy Yên Tử hùng vĩ và dòng sông Kinh Thầy thơ mộng.
2.2. Hướng dẫn di chuyển
Để di chuyển đến Đền Cao An Phụ ở Hải Dương, bạn có thể tham khảo các lộ trình sau:
Từ thành phố Hải Dương:
Từ Hà Nội:
- Bằng ô tô hoặc xe máy: Từ trung tâm Hà Nội, bạn đi về hướng cầu Vĩnh Tuy, sau đó rẽ vào đường Cổ Linh và tiếp tục đi theo Quốc lộ 5B/ĐCT04. Bạn tiếp tục đi theo Quốc lộ 38B và Quốc lộ 37 để đến thị xã Kinh Môn. Sau đó bạn đi tiếp về phương An Sinh để đến ngôi đền cổ. Thời gian di chuyển cho quãng đường này mất khoảng 2 giờ.
- Bằng xe khách: Bạn cũng có thể bắt xe khách hoặc xe Limousine từ các bến xe Gia Lâm, Giáp Bát hoặc Mỹ Đình đi Kinh Môn, Hải Dương. Giá vé khoảng 50.000 – 80.000 VNĐ/người. Sau khi xuống bến xe Kinh Môn, du khách thuê xe ôm hoặc taxi để di chuyển đến Đền Cao An Phụ.

3. Lịch sử hình thành và phát triển Đền Cao An Phụ Hải Dương
Theo ghi chép, Đền Cao An Phụ được xây dựng vào thời nhà Trần, khoảng thế kỷ 13, nhằm thờ An Sinh Vương Trần Liễu – phụ thân của Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn.
Năm 1237, triều đình cắt đất các xã xung quanh núi An Phụ để ban cho Trần Liễu làm thái ấp và phong ông làm An Sinh Vương. Sau khi ông mất vào năm 1251, người dân đã lập đền thờ ngay trên đỉnh núi để tưởng nhớ công lao của ông.

Hiện nay, Đền Cao An Phụ nằm trong Khu Di tích Quốc gia đặc biệt An Phụ – Kính Chủ – Nhẫm Dương. Đây không chỉ là nơi thờ cúng linh thiêng mà còn là một điểm đến tâm linh và du lịch hấp dẫn của thị xã Kinh Môn nói riêng và tỉnh Hải Dương nói chung.
4. Thời gian mở cửa và giá vé tham quan Đền Cao An Phụ
Hiện nay, thời gian mở cửa và giá vé tham quan Đền Cao An Phụ Hải Dương được quy định như sau:
- Thời gian mở cửa: Từ 7:00 – 18:30 hàng ngày, kể cả cuối tuần và các ngày lễ, Tết.
- Giá vé tham quan: Miễn phí
5. Thời điểm lý tưởng để đến tham quan, vãn cảnh Đền Cao An Phụ
Thời điểm lý tưởng để tham quan Đền Cao An Phụ ở Kinh Môn, Hải Dương là vào mùa xuân và mùa thu. Vào những mùa này, thời tiết mát mẻ, dễ chịu, rất phù hợp cho các hoạt động ngoài trời và tham quan di tích. Đặc biệt, du khách có thể ghé đền vào khoảng thời gian cuối tháng 3, đầu tháng 4 Âm lịch hàng năm để tham gia lễ hội truyền thống đặc sắc.

Ngoài ra, một lời khuyên cho bạn là nên đi du lịch Đền Cao Kinh Môn vào buổi sáng sớm hoặc xế chiều. Đây là thời điểm thời tiết dễ chịu, không có nắng gắt, rất thuận tiện cho việc vãn cảnh, chụp ảnh,…
6. Đền Cao An Phụ Hải Dương có điều gì hấp dẫn khách du lịch?
Không chỉ mang giá trị lịch sử và tâm linh, Đền Cao An Phụ còn sở hữu nhiều nét độc đáo thu hút du khách gần xa. Hãy cùng khám phá những điểm đặc biệt khiến nơi đây trở thành điểm đến không thể bỏ lỡ.
6.1. Khám phá kiến trúc độc đáo
Đền Cao nổi bật với kiến trúc truyền thống độc đáo và mang đậm nét tâm linh, tọa ngay trên đỉnh núi An Phụ. Ngôi đền cổ được xây theo lối kiến trúc “tiền nhất hậu đinh”, với Tiền tế, Trung từ và khu Hậu cung. Để lên được đến vị trí của ngôi đền, du khách phải trải qua 400 bậc đá.

- Tiền tế: Tòa nhà cổ có 5 gian, rộng 18m và dài 10m. Tại gian tiền tế, du khách có thể thấy những cổ vật và bộ hoành phi câu đối nói về công tích của An Sinh Vương Trần Liễu, người được thờ tại đây.
- Trung từ: Tòa này được xây dựng với kết cấu 3 gian, rộng 12m và dài 6m. Nơi đây có đặt hương án thờ và tượng Nam Tào – Bắc Đẩu với ý nghĩa tôn vinh An Sinh Vương Trần Liễu như 1 vị Ngọc Hoàng.
- Hậu cung: Gian nhà có kiến trúc 3 gian, rộng 10m và dài 6m. Đây là nơi thờ tượng Trần Liễu và hai con gái của Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn (Đệ Nhất Vương Cô & Đệ Nhị Vương Cô).
6.2. Tận hưởng cảnh quan thiên nhiên thanh bình
Khuôn viên Đền Cao An Phụ còn nổi bật với các cây cổ thụ 600 – 700 năm tuổi và Giếng Ngọc quanh năm đầy nước, biểu tượng cho sự trường tồn của di tích này. Từ đỉnh núi An Phụ, du khách có thể ngắm nhìn toàn cảnh vùng đất phong thủy hữu tình với dòng sông Kinh Thầy uốn lượn ở phía Tây Bắc và dãy núi Yên Tử sừng sững ở mạn Đông Bắc.

Ngoài ra, khi thăm quan khuôn viên đền, du khách còn được chiêm ngưỡng các bức tượng, trong đó nổi bật là tượng đài Trần Hưng Đạo cao 12,7m, hoàn thành vào năm 1998. Bức tượng cũng được xem là một biểu tượng uy nghi, thể hiện lòng kính trọng của người dân Kinh Môn đối với vị anh hùng dân tộc.
6.3. Không gian tâm linh độc đáo
Đền Cao An Phụ nổi bật với không gian linh thiêng và yên bình, nơi mỗi bước chân đều mang đến cảm giác an yên và thanh thản. Những nghi lễ truyền thống được gìn giữ qua hàng trăm năm, tạo nên một không khí trang nghiêm, đầy tôn kính.

Kiến trúc của đền mang đậm nét văn hóa dân gian Việt Nam kết hợp với thiên nhiên hùng vĩ mang đến cảm giác thanh tịnh và trang nghiêm cho du khách. Mỗi gian thờ tại đây đều chứa đựng những câu chuyện lịch sử, tâm linh sâu sắc, giúp bạn hiểu rõ hơn về truyền thống thờ cúng của người Việt.
6.4. Lễ hội văn hóa đặc sắc
Lễ hội Đền Cao An Phụ được diễn ra từ ngày 26/3 – 1/4 Âm lịch hàng năm. Đây là dịp để người dân địa phương và du khách tứ phương tụ hội, tỏ lòng thành kính đối với các vị thần linh. Lễ hội này không chỉ là sự kiện tôn giáo mà còn là dịp để cộng đồng gắn kết, cùng nhau duy trì và phát huy những giá trị văn hóa truyền thống.

7. Các khách sạn nổi tiếng gần Đền Cao An Phụ Hải Dương
Để có một chuyến tham quan trọn vẹn tại Đền Cao An Phụ, du khách có thể lựa chọn những khách sạn tiện nghi, gần khu vực đền để thuận tiện di chuyển và nghỉ ngơi. Dưới đây là một số gợi ý lý tưởng dành cho bạn.
7.1. Nam Cường Hải Dương Hotel
Nam Cường Hải Dương Hotel là một khách sạn 4 sao sang trọng, cách Đền Cao An Phụ khoảng 30 phút lái xe. Với thiết kế hiện đại, dịch vụ chuyên nghiệp và các tiện ích cao cấp, khách sạn là lựa chọn lý tưởng cho du khách tìm kiếm sự thoải mái và tiện nghi trong suốt kỳ nghỉ.
- Địa chỉ: Số 1 Đại lộ Võ Nguyên Giáp, phường Tứ Minh, Thành phố Hải Dương, Hải Dương
- Hotline: 025 7777 7777

7.2. Purple Lotus Hotel Hai Duong
Purple Lotus Hotel Hai Duong nổi bật với phong cách thiết kế thanh lịch, không gian nghỉ dưỡng ấm cúng, phòng ốc và dịch vụ ổn áp . Khách sạn 3 sao nằm ở vị trí thuận tiện, dễ dàng di chuyển đến đền Cao và các địa điểm du lịch khác trong khu vực.
- Địa chỉ: 232 Trường Chinh, phường Thanh Bình, TP. Hải Dương, Hải Dương
- Hotline: 0943 333 333

7.3. Khách sạn Kim Bảo Hải Dương
Thêm một khách sạn có tiếng mà Tico Travel muốn gợi ý cho bạn là Kim Bảo Hải Dương Hotel. Khách sạn 3 sao được biết đến với dịch vụ thân thiện và không gian thoải mái, phù hợp cho cả khách du lịch và người đi công tác.
- Địa chỉ: 16 P. Vương Chiêu, phường Bình Hàn, TP. Hải Dương, Hải Dương
- Hotline: 025 7777 7777

8. Ăn gì khi đi khám phá Đền Cao Kinh Môn?
Sau khi chiêm bái Đền Cao An Phụ, đừng quên thưởng thức ẩm thực địa phương với những món ngon không thể bỏ lỡ.
8.1. Chả rươi
Chả rươi là món ăn đặc sản của Hải Dương, nổi tiếng với hương vị đậm đà và thơm ngon, được làm từ rươi – một loại hải sản đặc biệt chỉ có vào mùa thu. Khi thưởng thức, du khách sẽ cảm nhận được vị béo ngậy, bùi bùi của rươi, kết hợp với mùi thơm của lá lốt, vỏ quýt hôi, mang đến một trải nghiệm ẩm thực độc đáo.

8.2. Bún cá rô đồng
Bún cá rô đồng là món ăn dân dã, đặc trưng của vùng đồng bằng Bắc Bộ, và được nhiều du khách yêu thích khi đến Kinh Môn, Hải Dương. Tô bún với những miếng cá rô chiên giòn, thơm lừng kết hợp với nước dùng thanh ngọt, đậm đà tạo nên hương vị khó quên.

8.3. Bánh đậu xanh
Bánh đậu xanh Hải Dương nổi tiếng với mùi thơm đặc trưng, vị ngọt thanh, tan chảy ngay trong miệng khi thưởng thức. Đây là món quà lý tưởng để mang về sau chuyến đi khám phá Đền Cao Kinh Môn, thể hiện tình cảm và lòng hiếu khách của người dân địa phương.

9. Lưu ý khi đến tham quan Đền Cao An Phụ Hải Dương
Khi đến tham quan Đền Cao An Phụ Hải Dương, du khách nên chú ý một số điều sau để có trải nghiệm trọn vẹn và ý nghĩa:
- Trang phục: Hãy mặc trang phục lịch sự, kín đáo khi vào Đền Cao để thể hiện sự tôn kính đối với các vị anh hùng dân tộc.
- Giữ gìn vệ sinh: Du khách nên giữ gìn vệ sinh chung, không xả rác bừa bãi để bảo vệ môi trường và cảnh quan thiên nhiên tại đền.
- Tuân thủ quy định: Tuân thủ các quy định của đền, không chụp ảnh hay quay phim tại những khu vực cấm để đảm bảo sự trang nghiêm.

10. Một số hình ảnh của Đền Cao An Phụ
Dưới đây, mời du khách cùng ngắm nhìn vẻ đẹp cổ kính, an yên của Đền Cao An Phụ Hải Dương qua những bức ảnh ấn tượng:





Đền Cao An Phụ không chỉ là một địa điểm du lịch tâm linh mà còn là một phần di sản văn hóa của vùng đất Kinh Môn, Hải Dương. Tico Travel hy vọng rằng chuyến đi này đã mang đến cho bạn những trải nghiệm thú vị và ý nghĩa. Hãy cùng chúng tôi khám phá thêm nhiều địa điểm tuyệt vời khác nữa nhé!
CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM:
Top 20 đặc sản Hải Dương – Ăn ngon, mua vê biếu càng ngon
Đền thờ Chu Văn An – Nơi tưởng nhớ “Vạn thế sư biểu”