Mảnh đất Tây Đô được ví như trung tâm du lịch của vùng Tây Nam Bộ. Ghé thăm nơi đây du khách không chỉ được lênh đênh trên chợ nổi Cái Răng, thăm các miệt vườn trái cây mà còn có dịp khám phá những công trình kiến trúc độc đáo điển hinh như Đình Bình Thủy. Hôm nay, Tico Travel sẽ cùng bạn khám phá xem địa điểm này có gì thu hút nhé!
CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM:
Gợi ý các resort Cần Thơ đẹp được yêu thích nhất
1. Giới thiệu đôi nét về Đình Bình Thủy
Đình Bình Thủy hay còn được biết đến với tên gọi Long Tuyền Cổ Miếu là một đình thần nổi tiếng của Thành phố Cần Thơ. Đây là một ngôi đình thần gắn liền với buổi đầu khai hoang vùng đất Tây Nam Bộ.
Theo như ghi chép, ngôi đình cổ đã trải qua 3 lần xây dựng và trung tu. Đình Bình Thủy được dựng lần đầu vào năm Giáp Thìn 1844. Tương truyền sau bão lũ mà người dân trở về làng Long Tuyền lập nghiệp ngày càng đông và cho dựng một ngôi đình băng gỗ, tre để cầu mưa thuận gió hòa.
Năm 1852, tuần phủ Huỳnh Mẫn Đạt đi tuần thủ trên thuyền thì gặp nạn dạt vào vùng vàm rạch Bình Hưng nên bình an vô sự liền cho tổ chức tiệc và cho dâng sớ lên nhà vua cho ban sắc phong Thành hoàng làng. Đến năm 1853, sau khi nhận được sắc phong của vua Tự Đức, người dân trong vùng cho dựng lại đình lần thứ 2. Cái tên Bình thủy cùng xuất hiện từ đây.
Năm 1904, nhận thầy đình cũ sắp sập, viên quan tri phủ cho người dựng lại đình, công việc dang dở thì quan mất. Đến năm 1909 thì Đình Bình Thủy được xây dựng mới hoàn toàn trên phần đất cũ và giữ nguyên kiến trúc như ngày nay.
Trải qua hơn 1 thế kỷ tồn tại, ngôi đình cổ là địa điểm sinh hoạt văn hóa tín ngưỡng của người dân trong vùng và là niềm tự hào của bà con Bình Thuỷ. Đây cũng là điểm tham quan khám phá nổi tiếng bậc nhất mà du khách không thể bỏ qua khi ghé Tây Đô.
2. Vị trí và hướng dẫn di chuyển đến Đình Bình Thủy
2.1. Vị trí
Địa chỉ: số 46/11A đường Lê Hồng Phong, quận Bình Thuỷ, thành phố Cần Thơ
Đình Bình Thuỷ nằm trên con đường Lê Hồng Phong, quận Bình Thuỷ cách trung tâm thành phố Cần Thơ khoảng 6km. Nằm ngay gần trung tâm nên việc đi chuyển đến đây rất thuận tiện. Đã thế gần ngôi đình cũng có nhiều điểm tham quan, khách sạn, khu mua sắm, chợ để bạn tiện khám phá.
2.2. Hướng dẫn di chuyển
Để đến tham quan ngôi đình cổ, từ khu vực trung tâm thành phố Cần Thơ du khách thuê xe máy, ô tô tự lái hoặc gọi taxi di chuyển theo cung đường Nguyễn Trãi – Cách Mạng Tháng Tám – Cầu Bình Thuỷ. Từ phía cầu nhìn sang hướng tay phải là du khách đã nhìn thấy ngôi Đình Bình Thuỷ nằm ở ngay phía dưới chân cầu.
3. Thời điểm lý tưởng tham quan Đình Bình Thủy
Du khách có thể đến tham quan Đình Bình Thuỷ bất cứ khi nào có thời gian rảnh rỗi. Đặc biệt bạn có thể đến thăm ngôi đình vào những tháng mùa khô từ tháng 11 – tháng 4 năm sau. Lúc này thời tiết tạnh ráo, ít mưa phù hợp cho việc tham quan, di chuyển.
Trong ngày bạn nên đến khám phá ngôi đình vào buổi sáng hoặc khi xế chiều. Lúc này trời không quá nóng, rất phù hợp để tham quan cả bên trong và bên ngoài.
4. Giá vé tham quan và giờ mở cửa Đình cổ Bình Thủy
- Giá vé tham quan: Miễn phí
- Giờ mở cửa: 7:30 – 10:30 và 13:30 – 17:30 tất cả các ngày trong tuần
5. Đình thần Bình Thủy có gì nổi bật?
Đình Bình Thuỷ là một di tích lịch sử, kiến trúc cực kỳ độc đáo của vùng đất Tây Đô. Hàng năm địa điểm này thu hút hàng trăm nghìn lượt khách tới tham quan với những nét nổi bật về lịch sử, văn hóa kiến trúc, nghệ thuật.
5.1. Đình Bình Thủy thờ ai?
Đình Bình Thủy ban đầu được lập nên để thờ Thần Hoàng Bổn Cảnh. Ngoài ra ngôi đình còn thờ hổ thần, thần rừng, Thần Nông và thần khai kênh dẫn nước.
Bên cạnh đó bên trong ngôi đình còn đặt một số tượng bia của các vị anh hùng dân tộc như Chủ tịch Hồ Chí Minh, Hưng Đạo đại vương Trần Quốc Tuấn, Nguyễn Trãi, Nguyễn Trung Trực, Bùi Hữu Nghĩa, Đinh Công Tráng,…
Du khách đến tham quan Đình thần Bình Thủy có cơ hội dâng hương, lễ vật cầu tài lộc bình an cũng như bày tỏ lòng thành kính, biết ơn trước những vị anh hùng dân tộc đã có công dựng nước và giữ nước.
5.2. Khám phá kiến trúc độc đáo của Đình Bình Thủy
Một trong những yếu tố tạo nên sức hút lớn cho Đình thần Bình Thuỷ chính là nét kiến trúc độc đáo và khác biệt so với những ngôi đình Bắc Bộ. Đình được dựng trên một mảnh đất rộng 4.000m2, nền đất cao ráo. Nhà trước và nhà sau đều có kết cấu hình vuông, mỗi hướng là 6 hàng cột trụ to, vững chãi.
Từ ngoài nhìn vào bạn sẽ thấy nhà trước có 2 mái và nhà chánh điện gồm có 3 mái chồng khít lên nhau theo lối “thượng lầu hạ thiên”. Trên nóc của ngôi đình được đặt các tượng hình kỳ lân, cá chép hóa rồng hay tượng hình nhân cùng nhiều mảng miếng trang trí tinh xảo như quyển thư, bình hoa và giỏ lam đào.
Mặt trước của đình thần có các cột trụ làm bằng xi măng. Bên ngoại cột được chạm khắc các hoa văn đắp nổi hình hoa lá vô cùng tinh tế.
Không gian bên trong của Đình Bình Thủy là nơi đặt ban thờ và thực hiện các nghi lễ cúng viếng. Tại tòa tiền đường có đặt ban thờ Nghi Hạ và Nghi Trung ở chính giữa. Trong khi đó Nghi Trung được thờ ở nhà vuông. Đây cũng chính là nơi diễn ra các nghi thức lễ hội.
Trong không gian của chính điện ở giữa là bạn thờ chính, sát vách phía ngoài là nơi thờ Hương chức Tiên Giác còn phía trong thờ Hậu tiền. Đối diện sát vách phía trong thờ Hiền tiền và phía ngoài thờ chức sắc Tiên Giác. Ở gian giữa thì phía trong có bạn thờ Hậu thần còn 2 bên thờ Hữu Bang và Tả Bang.
Bên ngoài Đình thần Bình Thuỷ có 2 miếu lớn là nơi thờ thần Hổ và thần Nông. Ra ngoài phía cổng chính có miếu thờ thần Rừng và thần khai kênh dẫn nước.
Có thể nói dù được xây dựng từ đầu thế kỷ 20 nhưng công trình vẫn giữ được những nét kiến trúc truyền thống vô cùng đặc trưng thể hiện sự giao thoa văn hóa của ông cha gắn liền với những năm tháng mở mang bờ cõi về phía Nam.
Nổi bật trong số đó chính là nghệ thuật chạm khắc gỗ tinh tế và tỉ mỉ đến từng chi tiết, mang cái hồn của văn hóa dân tộc truyền lại cho thế hệ mai sau.
5.3. Lễ hội Đình Bình Thủy
Hội đình Bình Thuỷ được biết đến là một trong ba lễ hội lớn nhất tại khu vực miền Tây Nam Bộ. Hằng năm nhân dân trong vùng lại nổ nức tổ chức hội đình gồm Lễ Thượng điền và Lễ Hạ Điền với nhiều hoạt động và nghi thức mang màu sắc tâm linh, đượm màu sắc văn hóa dân gian.
- Lễ Thượng điền: Diễn ra từ ngày 12 – 14/4 Âm lịch gắn với nghi lễ thờ cúng Bổn Cảnh Thần Hoà. Tại lễ hội sẽ tổ chức báo lễ, cầu ai, thỉnh sắc thần,…
- Lễ Hạ điền: Được tổ chức từ ngày 14 – 15/12 Âm lịch. Ngoài hoạt động cúng tế thì lễ hội còn tổ chức nhiều hoạt động vui chơi với các trò chơi dân gian như bắt vịt, kéo co, hát bội,… thu hút hàng nghìn, hàng vạn người tới tham gia.
6. Một số lưu ý khi tham quan Đình Bình Thủy
Khi tới tham quan Đình Bình Thuỷ bạn cần chú ý một vài điểm như sau:
- Là điểm tham quan tâm linh nên đến đây du khách cần đi nhẹ nói khẽ và chấp hành các quy định của ban quản lý khu di tích.
- Theo dõi dự báo thời tiết để sắp xếp thời gian tham quan hợp lý, không bị ảnh hưởng bởi thời tiết ở Cần Thơ.
- Lựa chọn trang phục thoải mái, lịch sự.
- Bạn có thể kết hợp tham quan Chợ nổi Cái Răng, Nhà cổ Bình Thuỷ, Bến Ninh Kiều,…
7. Hình ảnh check – in của du khách tại Đình Bình Thủy
Không chỉ là một không gian thờ cúng, Đình thần Bình Thuỷ còn là không gian văn hóa, kiến trúc, nghệ thuật độc đáo của xứ Tây Đô. Sau đây Tico Travel mời bạn khám phá vẻ đẹp của ngôi đình qua những bức ảnh check-in của khách du lịch:
Trên đây là toàn bộ những thông tin bổ ích và kinh nghiệm khám phá Đình Bình Thuỷ. Tico Travel tin rằng qua bài viết này bạn sẽ hiểu hơn về một kiệt tác kiến trúc nghệ thuật mang đậm bản sắc văn hóa của người dân vùng “gạo trắng nước trong”. Chúc bạn sẽ có một hành trình du lịch Tây Đô thật vui và ý nghĩa nhé!
CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM:
Kinh nghiệm du lịch Đà Lạt – Thông tin bỏ túi hữu ích