Làng Cổ Đường Lâm chính là một ngôi làng cổ kính tại Hà Nội, nơi đây cho đến ngày nay vẫn lưu giữ được những lối kiến trúc cổ xưa với những con đường, cổng làng, ao sen, giếng nước,… Chính vì vậy, trong bài viết dưới đây, du khách sẽ cùng theo chân Tico Travel ghé thăm một vòng chi tiết về ngôi làng này.
CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM:
Top 20 resort Ba Vì đẹp sang trọng gần trung tâm thành phố
Top 20 Villa Biệt thự Ba Vì Giá Rẻ Có Bể Bơi View Hồ Đầy Đủ Tiện Nghi
1. Làng Cổ Đường Lâm ở đâu tại Hà Nội?
Làng Cổ Đường Lâm cách Hà Nội khoảng 44km về phía Tây, nơi đây thuộc thị xã Sơn Tây, thủ đô Hà Nội, Việt Nam. Ngôi làng này chính là nơi đã sinh thành nên hai vị vua của dân tộc ta đó chính là vua Ngô Quyền và vua Phùng Hưng, nên người ta vẫn hay gọi nơi này là “đất hai vua”.
Tuy được gọi là làng cổ như sự thật là nơi đây trước kia có tổng 9 làng liền kề nhau, kết nối với nhau tạo thành một nét thống nhất về phong tục, tập quán và những tín ngưỡng. Và cho đến ngày nay, nơi đây vẫn giữ được những điều đặc trưng bao gồm: cây đa, giếng nước, sân đình và những ngôi nhà cổ kính.
Xem thêm: Kinh nghiệm khám phá suối Cái Ba Vì mới nhất bạn cần biết
2. Thời điểm tốt nhất để du lịch Làng Cổ Đường Lâm
Làng Cổ Đường Lâm là một địa điểm du lịch mà du khách có thể ghé thăm và tìm hiểu vào bất cứ thời điểm nào trong năm. Tuy nhiên, nếu khách du lịch là người ưa thích sự sôi động thì vào mùa lễ hội và mùa lúa chín tại đây trở nên nhộn nhịp và đặc sắc hơn rất nhiều.
2.1. Mùa lễ hội tại Làng Cổ Đường Lâm
Mùa lễ hội tại đây thường được bắt đầu nô nức vào tháng giêng âm lịch hằng năm. Lễ hội truyền thống của làng Mông Phụ được diễn ra từ mùng 04 đến mùng 10 tháng giêng. Đây được xem là một trong những lễ hội linh thiêng tại đây.
Lễ tế Thành Hoàng được tổ chức với nhiều hoạt động như: rước kiệu, dâng gà, dâng lợn,… Sau phần lễ là đến phần hội, người ta bắt đầu tham gia các trò chơi đặc sắc như: cờ tướng, chọi gà, bịt mắt bắt vịt,…
Tiếp đó khoảng 06 ngày sau, là đến lễ hội của thôn Đông Sàng. Tại đây với những hoạt động lễ hội độc đáo như: múa lân, tế lễ, lễ rước nước,… vô cùng thú vị và náo nhiệt.
2.2. Những ngày lúa chín tại Làng Cổ Đường Lâm
Thời điểm vào tháng 05 và tháng 06 chính là lúc những cây lúa chín đến thời gian nở rộ. Tại đây, vào mùa lúa chín cũng là lúc du khách ghé thăm rất đông. Trên những con đường tại làng trải đầy lúc chín, hình ảnh này thể hiện sắc nét cảnh thôn quê yên bình.
3. Cách đi đến Làng Cổ Đường Lâm
3.1. Từ các tỉnh thành trên cả nước đến Hà Nội
3.1.1. Máy bay đi đến Hà Nội
Du khách các tỉnh thành trên cả nước muốn đi máy bay đến Hà Nội sẽ được đáp xuống sân bay Nội Bài. Du khách có thể đặt vé trên các website hoặc tại các đại lý bán vé máy bay.
Một số hãng bay uy tín khách hàng có thể lựa chọn đó là: hãng bay Vietnam Airlines, hãng Vietjet Air, hãng bay Bamboo,… Ngoài ra, khách du lịch có thể lựa chọn thời điểm để săn vé rẻ và tiết kiệm được một khoản chi phí.
3.1.2. Xe khách đi đến Hà Nội
Du khách chọn phương tiện xe khách đi Hà Nội sẽ được dừng tại bến xe Mỹ Đình. Một số các hãng xe khách cho bạn tham khảo như: nhà xe Phương Trang, nhà xe Ngọc Lễ, nhà xe Hiền Phước,…
Đi xe khách thì lâu hơn máy bay rất nhiều nhưng bù lại du khách sẽ tiết kiệm được một khoản chi phí di chuyển lớn.
3.1.3. Tàu hỏa đi đến Hà Nội
Khách du lịch chọn tàu hỏa đi Hà Nội sẽ dừng chân tại nhà ga Hà Nội. Đây là một phương tiện an toàn và tiết kiệm chi phí.
Tuy nhiên việc đi tàu hỏa sẽ khá lâu nên việc ngồi tàu lâu sẽ mệt, du khách có thể chọn khoang giường nằm nhưng giá tại khoang này sẽ cao hơn.
3.2. Từ trung tâm thủ đô đến Làng Cổ Đường Lâm
3.2.1. Di chuyển bằng xe máy đi đến Làng Cổ Đường Lâm
Di chuyển bằng phương tiện xe máy từ Hà Nội đến Đường Lâm sẽ mất khoảng 1 tiếng rưỡi. Du khách nên đi vào sáng sớm, để tránh việc đường sá nhiều xe cộ đông đúc.
Khách du lịch chọn xe máy có thể tra google maps hoặc hỏi người dân để kiếm đường nhanh chóng.
3.2.2. Bắt xe buýt để đi đến Làng Cổ Đường Lâm
Từ trung tâm của thủ đô, du khách di chuyển đến bến xe Mỹ Đình Hà Nội. Tại đây các bạn bắt chuyến xe buýt số 70 hoặc 71 đến bến xe Sơn Tây. Khi mới lên xe du khách nên hỏi kỹ tuyến đó có đến Sơn Tây hay không và trong lúc đi, nhớ dặn bác tài dừng đúng nơi.
Giá vé xe buýt để du khách đi từ bến xe Mỹ Đình đến bến xe Sơn Tây khá rẻ, chỉ khoảng 20.000 VND/người trong khoảng 45 phút. Sau khi đến bến xe Sơn Tây, du khách tiếp tục đi xe ôm từ đó đến làng khoảng 80.000 VND đến 100.000 VND.
3.2.3. Gọi taxi để đi đến Làng Cổ Đường Lâm
Nếu du khách đi tham quan Làng Cổ Đường Lâm với một nhóm bạn và gia đình. Thì lời khuyên ở đây là khách du lịch nên chọn phương tiện taxi để di chuyển sẽ tiết kiệm và an toàn hơn rất nhiều.
Tại Hà Nội du khách có thể bắt được taxi rất dễ dàng, một số hãng taxi Hà Nội uy tín và chất lượng khách du lịch có thể lựa chọn như: taxi Mai Linh, taxi Thăng Long, taxi Đi Chung,…
Xem thêm: Check-in nhà thờ đổ Ba Vì – vẻ đẹp hoang sơ, lý thú không nên bỏ qua
4. Du lịch Làng Cổ Đường Lâm có gì hay?
4.1. Cổng Làng Cổ Đường Lâm – Cổng Mông Phụ
Cổng làng Mông Phụ là một công trình kiến trúc vô cùng quan trọng trong tổng thể kiến trúc của Làng Cổ Đường Lâm. Đây chính là một địa điểm như báo hiệu mốc đánh dấu giữa không gian phía ngoài và những điều còn tồn tại và bảo tồn bên trong.
Vào thời Hậu Lê năm 1553, chiếc cổng này được cho xây dựng dựa trên luật phong thủy, quay mặt về phía Đông Nam. Đây là một hướng tốt, mùa hè sẽ không bị oi bức mà rất thoáng mát, để hướng cổng này con cháu làm ăn cũng rất thành đạt.
Cổng làng Mông Phụ được xây dựng theo lối kiến trúc đặc biệt theo kiểu thượng gia hạ môn, ý nói phần phía trên là nhà, còn phía dưới là cổng. Hai bên cổng làng, người dân khắc những câu đối rất ý nghĩa.
Xem thêm: Cắm trại Ba Vì – Kinh nghiệm mới nhất bạn cần biết
4.2. Đình Mông Phụ Làng Cổ Đường Lâm
Đình Mông Phụ cũng là một công trình kiến trúc không thể thiếu tại đây. Ngôi đình này được xây dựng ở vị trí trung tâm, có hình dáng cao lớn và rộng nhất làng.
Ngôi đình này được xây dựng theo lối kiến trúc bao gồm: cổng chính, sân đình, nhà bên trái, nhà bên phải và cuối cùng là đại đình.
Cổng đình được xây dựng bốn trụ gồm hai trụ lớn và hai trụ nhỏ. Trên đỉnh của hai trụ lớn du khách có thể thấy được hình ảnh hai con rồng đang ngồi canh gác. Phía trước mặt trụ có các câu đối chữ Hán rất đặc sắc.
Xem thêm: Cầu Mây Tam Đảo – Thiên đường check-in đẹp quên lối về
4.3. Giếng cổ tại Làng Cổ Đường Lâm
Nằm ngay tại vị trí của đình Mông Phụ, du khách sẽ bắt gặp hình ảnh một cái giếng cổ của làng, chiếc giếng này đã phủ đầy rong rêu nhưng du khách vẫn có thể quan sát được những kiến trúc xây dựng mang nét xưa cổ tại giếng được xây bằng đá ong.
Theo như những gì các cụ sống tại đây nói về chiếc giếng này. Thì đây là một cái giếng có nước rất trong và sạch sẽ. Người ta thường ra đây lấy nước về nấu ăn hoặc nấu nước uống, nhưng tuyệt đối không được tắm bằng nước giếng này.
Xem thêm: Cổng Trời Tam Đảo – “tiên cảnh nhân gian” có đẹp như lời đồn?
4.4. Những ngôi nhà cổ
Ngoài những địa điểm như: cổng làng, giếng nước và sân đình. Du khách cũng có thể ghé thăm và tìm hiểu về các ngôi nhà cổ. Tuy nhiên, địa điểm những ngôi nhà thì hơi khó kiếm. Khách du lịch có thể nhìn theo bản đồ bên dưới đây để dễ dàng tìm đến hơn.
4.4.1. Nhà cổ bà Điền
Nhà cổ bà Điền đã có tuổi đời hơn 200 năm tại làng. Ngay khi mới bước vào, du khách sẽ lập tức thấy một phong cách kiến trúc vô cùng cổ xưa với hàng hàng gạch, cổng nhà và những chậu cây hoa cảnh.
Ngôi nhà này được xây dựng theo lối kiến trúc 3 gian của những vùng Bắc Bộ xưa. Bàn thờ được đặt chính giữa nhà, hướng ra phía bên ngoài. Ngoài sân vườn, các chum rượu đã được ủ từ bao giờ có mùi rất đặc trưng.
4.4.2. Nhà cổ ông Nguyễn Văn Hùng
Nhà cổ ông Nguyễn Văn Hùng đã được xây dựng từ rất lâu đời, những năm 1649 và cho đến ngày nay là đã gần 200 lưu giữ qua 12 đời con cháu sinh sống.
Ngay khi bước vào cổng của ngôi nhà, du khách sẽ lập tức thấy được chiếc cổng này được xây lên từ những chất liệu gồm: đất, đá, bã trấu và bùn.
Ngôi nhà này khác biệt hơn nhà của bà Điền một chút đó là được xây theo kiểu 5 gian 2 dĩ, trong đó 3 gian là để thờ tụng và bài trí để tiếp khách, 2 gian là phòng ngủ và cửa thì xây dựng chính giữa của ngôi nhà.
4.4.3. Nhà cổ ông Thể
Nhà cổ ông Thể tọa lạc ngay tại Xóm Vui, thuộc thôn Mông Phụ. Ngôi nhà của ông thì được thiết kế theo lối 7 gian truyền thống. Nhà cổ ông Thể đã trải qua cả 14 đời sinh sống với nghề làm tương truyền thống.
Vừa khi bước vào sân nhà, du khách đã có thể nghe được mùi hương phảng phất cũng những chiếc chum đang đựng tương. Đến đây, khách du lịch sẽ không thể nào cưỡng lại được hương vị thơm ngon của những bình tương gạo này mà phải mua ngay một bình.
5. Các món ăn đặc sản tại Làng Cổ Đường Lâm
5.1. Chè Lam
Chè lam là một món ăn dân dã và thơm ngon mà nhất định du khách phải thưởng thức khi đến Làng Cổ Đường Lâm. Đây là một món ăn được làm rất thủ công, với phương pháp gia truyền riêng của mỗi gia đình.
Một miếng chè lam thơm ngon đúng chuẩn sẽ có vị ngọt thanh, ăn rất dẻo nhưng không hề bị dính vào răng, cắn một miếng chè lam du khách sẽ thấy ngay được sự hòa quyện của vị ngọt và cay của gừng, mùi thơm của những hạt đậu phộng.
5.2. Bánh gai
Bánh gai chính là món quà vô cùng đặc trưng tại Đường Lâm. Một chiếc bánh gai ngon sẽ gồm các thành phần là: lá gai, bột nếp, đậu xanh, vừng và thịt lợn. Một trong số đó, công đoạn chế biến lá gai chính là giai đoạn công phu và mất nhiều thời gian nhất.
Một chiếc bánh gai của người Đường Lâm là một thức quà quen thuộc. Du khách đến đây nhất định phải thưởng thức món ăn đặc sắc này hoặc mua về để làm quà biếu cho người thân, bạn bè và đồng nghiệp đều rất ý nghĩa.
5.3. Kẹo dồi
Kẹo dồi là một trong những món ăn truyền thống tại Làng Cổ Đường Lâm. Món ăn này được chủ yếu từ đường, mạch nha và vừng. Khi thưởng thức du khách sẽ thấy được vị giòn, ngọt béo của kẹo hòa quyện cùng những hạt lạc thơm ngon.
Ăn kẹo dồi ngay tại ngôi làng cổ, ngắm cảnh vật, đất trời và thưởng thức nước vối là một trải nghiệm vô cùng tuyệt vời tại đây. Bên cạnh đó, một gói kẹo thì rất nhỏ gọn nên du khách có thể dễ dàng mua về làm quà cho bạn bè.
5.4. Tương gạo
Tương gạo là một món ăn phổ biến mà hầu như tất cả các nhà tại đây đều cất dùng một vài bình. Món ăn này có thể dùng để chấm đậu khuôn, kho cá, chấm rau muống, chấm thịt đều sẽ rất ngon miệng.
Tương gạo được làm và ủ vô cùng công phu, thường thường người ta sẽ bắt đầu ủ tương vào tháng 05 đến tháng 07, vì thời tiết khi đó trời có nắng nhiều, rất thuận lợi cho việc ủ tương.
Xem thêm: Khám phá Thác Bạc Tam Đảo – Bản hòa ca của núi rừng hùng vĩ
6. Một số lưu ý khi đến thăm Làng Cổ Đường Lâm
Để có được một chuyến tham quan làng cổ được trọn vẹn, Tico Travel lưu ý đến du khách một số điều sau:
- Du khách đến làng cổ nhớ ghé cổng làng Mộng Phụ để mua vé vào tham quan làng cổ, mỗi người chỉ 20.000 VND.
- Cách tham quan làng cổ tốt nhất là đi bộ hoặc xe đạp, như vậy du khách mới cảm nhận rõ được sự tĩnh lặng và bình yên của ngôi làng này được.
- Nếu du khách đi xe đạp tới các địa điểm tham quan thì cần chú ý để xe cẩn thận, gọn gàng và nhớ để ý xe cộ.
- Nếu du khách muốn ăn trưa tại Làng Cổ Đường Lâm thì nên gọi đặt trước để họ làm, như vậy khi về sẽ có cơm ăn luôn.
- Khi muốn tham quan, chụp hình tại các ngôi nhà cổ, bạn nhớ phải xin phép chủ nhà, chào hỏi lịch sự.
- Đoạn đường từ Hà Nội đi đến làng cổ hay có các chú “áo vàng”, các bạn khi đi cần chú ý lái xe cẩn thận.
7. Hình ảnh du khách check-in tại Làng Cổ Đường Lâm
Dưới đây là một số hình ảnh Tico Travel đã lượm nhặt được khi du khách chụp hình tại Làng Cổ Đường Lâm:
Vậy là khách du lịch vừa cùng Tico Travel đi hết một vòng ghé thăm Làng Cổ Đường Lâm. Chúng mình hy vọng với những gì vừa chia sẻ, thì du khách đã có thêm nhiều những kinh nghiệm để bắt đầu hành trình khám phá địa điểm du lịch này.
CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM:
Kinh nghiệm du lịch Cô Tô tự túc từ A-Z