Nhắc đến vẻ đẹp truyền thống Hà Nội chúng ta không chỉ nghĩ đến một Hà Nội cổ với 36 phố phường, mà hãy đi xa hơn, đến với vùng đất ngoại ô, nơi được mệnh danh là “Bảo tàng nghệ thuật gốm sứ” đó chính là Làng gốm Bát Tràng – một làng nghề truyền thống nổi tiếng và lâu đời của Việt Nam. Bài viết này sẽ giúp các bạn khám phá ra nhiều điều thú vị của nơi đây, cùng Tico Travel khám phá nhé!
CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM:
Top 20 resort Hà Nội đẹp sang trọng gần trung tâm thành phố
Top 20 villa Hà Nội chuẩn 3-4-5 sao tầm nhìn đẹp
Top 20 khách sạn Hà Nội giá cả phù hợp tại trung tâm thành phố
1. Đôi nét về làng gốm Bát Tràng
Làng gốm Bát Tràng được xem như là một bảo tàng nghệ thuật sống động, chứa đựng một giá trị tinh thần và niềm tự hào sâu sắc của người dân Hà thành nói riêng và Việt Nam nói chung.
Đến đây bạn không chỉ được nhìn ngắm, tìm hiểu và tận mắt chứng kiến quá trình tạo nên một sản phẩm gốm sứ hoàn chỉnh, tham quan các địa điểm du lịch và các công trình kiến trúc độc đáo.
Mà còn được người dân kể về những câu chuyện lịch sử, tâm sự về nghề gốm, cũng như tham gia vào các lễ hội truyền thống của địa phương.
2. Địa chỉ và hướng dẫn di chuyển tới làng gốm Bát Tràng
2.1. Làng gốm Bát Tràng thuộc địa phương nào
- Địa chỉ: Xóm 3 – Xã Bát Tràng – Huyện Gia Lâm – Xóm 7 – Đông Dư – Gia Lâm – Hà Nội.
Nằm cách trung tâm Hà Nội về phía Đông Nam khoảng 15km, là vị trí của Làng gốm sứ Bát Tràng ngày nay hay còn gọi là làng gốm Bát Tràng. Làng nghề truyền thống này nằm tại 2 thôn là Bát Tràng và Giang Cao của xã Bát Tràng, thuộc vùng tả ngạn Sông Hồng.
2.2. Hướng dẫn đường tới làng gốm Bát Tràng chi tiết
Với quãng đường khoảng 15km từ trung tâm thành phố Hà Nội đến làng gốm Bát Tràng bạn có thể di chuyển bằng các phương tiện công cộng như taxi, xe buýt hoặc tự chạy xe máy, ô tô riêng đến đây.
2.2.1. Di chuyển bằng xe buýt
Xe buýt là một trong phương tiện di chuyển tiện lợi và tiết kiệm chi phí nhất tại Hà Nội (khoảng từ 7000đ/chuyến). Tico Travel sẽ gợi ý cho bạn một số chuyến xe buýt đi đến làng gốm Bát Tràng như sau:
- Tuyến 47A: Bến xe Long Biên – Làng gốm Bát Tràng
Thời gian hoạt động: tại Long Biên từ 5h00 – 19h28, tại Bát Tràng từ 05h39 – 20h07
Thời gian di chuyển 1 lượt: khoảng 40 phút.
Giá vé tham khảo: 7000đ/lượt.
- Tuyến 47B: Long Biên – Kim Lan
Thời gian hoạt động: tại Long Biên 5h14 – 19h42, tại Kim Lan 5h53 – 20h21
Thời gian di chuyển 1 lượt: khoảng 40 phút.
Giá vé tham khảo: 7000đ/lượt.
- Tuyến 52B: Công viên Thống Nhất – Đặng Xá
Thời gian hoạt động: tại công viên Thống Nhất từ 05h10 – 20h45, tại Đặng Xá từ 05h25 – 21h05.
Thời gian di chuyển 1 lượt: khoảng 60 phút.
Giá vé tham khảo: 9000đ/lượt.
2.2.2. Di chuyển bằng xe máy/ô tô
Nếu tự túc việc di chuyển bằng xe máy hoặc ô tô, bạn có thể đi theo các cung đường được gợi ý dưới đây
- Qua cầu Long Biên hoặc cầu Chương Dương, sau đó rẽ phải đi về phía Nam, theo con đường đê lớn là có thể đến nơi. Mách nhỏ với bạn nên chọn cầu Chương Dương để có thể ngắm nhìn cảnh đẹp thiên nhiên.
- Qua cầu Vĩnh Tuy: Hiện nay, Hà Nội đã xây thêm hai cây cầu Vĩnh Tuy và Thanh Trì, bạn cũng có thể đi qua đây để đến làng gốm Bát Tràng nhưng tốt hơn cả là cầu Vĩnh Tuy. Bằng việc dựa theo các biển chỉ dẫn ven đường và bạn có thể đến nơi một cách dễ dàng.
- Qua Cầu Thanh Trì: Cây cầu này nối thẳng Cầu Giấy với đường vành đai 3, lên thẳng trên cầu bạn di chuyển khoảng 30 phút nữa là đến làng gốm Bát Tràng.
2.2.3. Di chuyển bằng taxi
Việc chọn một hãng taxi chất lượng ở Hà Nội đi làng gốm Bát Tràng là một điều không quá khó khăn, có thể kể đến như taxi Mai Linh, Group taxi, taxi Cầu Giấy,…
Mức giá giao động cho một chuyến đi khoảng 200.000đ – 400.000đ/một chiều, 500.000đ – 700.000đ/hai chiều, phụ thuộc vào hãng xe và số lượng chỗ ngồi.
3. Lịch sử và thực trạng hiện nay làng gốm Bát Tràng
Theo hai tài liệu lịch sử của Việt Nam là Đại Việt Sử Ký Toàn Thư và Dư Địa Chí của Nguyễn Trãi, làng gốm Bát Tràng hiện nay tại Hà Nội có nguồn gốc từ 5 dòng họ làm gốm nổi tiếng tại huyện Yên Mô, phủ Trường Yên (nay là huyện Yên Mô, tỉnh Ninh Bình).
Năm 1010 vua Lý Thái Tổ dời đô từ Hoa Lư về Thăng Long, với nhu cầu phát triển kinh tế cũng như thấy được tiềm năng của nơi đây này nên nhiều thương nhân và thợ thủ công đã chọn vùng đất này là nơi lập nghiệp.
Thời kỳ phát triển mạnh nhất của làng gốm Bát Tràng là vào thế kỷ XV – XVIII, lúc này các nước Tây Âu tràn sang châu Á, góp phần làm cho hoạt động giao thương buôn bán ngày càng phát triển.
Đến thế kỷ XVIII – XIX hoạt động buôn bán gốm sứ bị trì trệ do Chúa Trịnh Nguyễn ban hành chính sách hạn chế ngoại thương với các nước khác.
Ngày nay, làng gốm Bát Tràng đã có sự phát triển vượt bậc về sản phẩm và quy mô, thay thế các hợp tác xã thành các công ty chuyên kinh doanh và hộ gia đình sản xuất gốm sứ nổi tiếng.
Mặc dù hội nhập và phát triển, nhưng nét đẹp của nghệ thuật làng gốm truyền thống vẫn còn được lưu giữ tại đây, minh chứng cho câu “Hòa nhập chứ không hòa tan”.
4. Những điều thú vị tại làng gốm Bát Tràng đang chờ bạn khám phá
4.1. “Đột nhập” vào làng gốm cổ tại làng gốm Bát Tràng
Làng gốm cổ Bát Tràng có tuổi đời khoảng 700 năm, nổi bật với con hẻm nhỏ chạy xung quanh ngôi làng. Được tạo nên từ những bức tường đã nhuốm màu thời gian, tô điểm lên đó là đám rêu xanh, làm cho khu làng gốm thêm phần hoài cổ. Những “chất liệu” mày sẽ làm bức ảnh của bạn thêm độc đáo.
Ngoài ra nơi đây còn là nơi bảo tồn các ngôi nhà cổ, chốn lưu giữ những nếp sinh hoạt xưa của người Bát Tràng. Điển hình như ngôi nhà cổ của họa sĩ Mạnh Đức – con trai nhà văn Kim Lân, chất liệu được sử dụng là gỗ và phong cách thiết kế được mô phỏng theo nhà dinh thự Vua Mèo ở Hà Giang.
Trong không gian của ngôi nhà có giếng trời lớn, bên trong có sân khấu nhỏ để diễn ca trù vào buổi tối, phần lớn diện tích ngôi nhà được sử dụng là nơi trưng bày các sản phẩm gốm sứ Bát Tràng và tinh hoa gốm sứ của các địa phương.
Hay có thể kể đến ngôi nhà cổ được xây dựng vào những năm 80 của thế kỷ trước, được mệnh danh là “Ngôi nhà không cửa”.
Ngôi nhà này có kiến trúc đơn giản, nhưng lạ mắt, hiện là nơi làm việc của các nghệ sĩ tại Bát Tràng, trong tương lai sẽ là nơi tổ chức sự kiện nghệ thuật.
4.2. Trổ tài nặn gốm làng gốm Bát Tràng
Tại làng gốm Bát Tràng sẽ có riêng một sân nặn gốm dành cho các du khách muốn trải nghiệm hoạt động làm gốm tại đây. Phí tham gia hoạt động nặn gốm khoảng 20.000đ/lượt, nếu bạn muốn nung để có một chiếc thành phẩm về làm kỷ niệm thì sẽ phải trả thêm khoảng 50.000đ – 60.000đ/sản phẩm.
Ban đầu có thể bạn sẽ lúng túng nhưng đừng lo lắng nhé, vì thợ gốm ở đây rất nhiệt tình hướng dẫn cho bạn cách làm. Sản phẩm sau khi được tạo hình, sẽ được đem đi nung và vẽ trang trí bằng các họa tiết tùy ý, bạn có thể tráng men sản phẩm để bảo quản được lâu hơn nhé!
4.3. Khám phá chợ gốm Bát Tràng
Nếu có nhu cầu sở hữu cho mình một sản phẩm gốm sứ xinh xắn, độc lạ, bạn có thể ghé qua chợ gốm Bát Tràng. Nơi đây bày bán rất nhiều các sản phẩm thủ công, đồ mỹ nghệ, đồ lưu niệm, đồ dùng gia đình được làm từ gốm sứ Bát Tràng, so với mức giá ở bên ngoài thì các món đồ ở đây có giá rẻ hơn rất nhiều.
4.4. Check-in tại bảo tàng gốm Bát Tràng
- Địa chỉ: Thôn 5 – Xã Bát Tràng
Bảo tàng gốm Bát Tràng hay còn được gọi là Trung tâm tinh hoa làng nghề Việt, điểm đến hấp dẫn du khách tham quan nhờ vào phong cách thiết kế đặc sắc, với 7 xoáy ốc khổng lồ liên kết vào nhau.
Chất liệu đưa vào sử dụng tại công trình gắn liền với làng gốm như đất nung, ngói Bát Tràng để tôn vinh nên vẻ đẹp làng nghề.
Cùng với đó là kết cấu có đường nét mềm mại, lấy ý tưởng từ bàn xoay vuốt gốm, tạo thành các mặt cong đa diện, cách điệu với bề mặt gồ ghề được tạo bởi nhiều bật lượn sóng khác nhau.
4.5. Dạo chơi tại lò bầu cổ duy nhất còn sót lại tại làng gốm Bát Tràng
Lò bầu cổ hiện nay còn có 5 lò bầu, có tuổi đời gần 100, là lò bầu cuối cùng còn sót lại tại làng gốm. Lò bầu này trước kia được sử dụng vào công công nung gốm, lúc đó vẫn làm theo phương pháp thủ công, nhưng hiện nay để tránh gây ô nhiễm môi trường, người Bát Tràng đã sử dụng kỹ thuật nung hiện đại.
Nơi này hiện được giữ lại để phục vụ cho hoạt động tham quan của khách du lịch. Bạn sẽ được chui vào trong các lò bầu này, xem các sắp xếp bố cục của lò nung. Bên trong còn có lớp men, được tráng nhờ lên thành lò hoạt động nung gốm trong 100 năm qua.
4.6. Tìm hiểu về Nhà cổ Vạn Vân
- Thời gian mở cửa tham quan: Từ 8h -17h30 hàng ngày
Nhà cổ Vạn Vân là một kiến trúc vô cùng độc đáo với tuổi đời khoảng 11 năm. Ngôi nhà này gồm có ba gian: gian thứ nhất là ngôi nhà 200 năm tuổi được đưa về từ Thái Bình, gian thứ hai là ngôi nhà được mua lại từ Nam Đình và gian thứ ba là phần sẵn có của ngôi nhà.
4.7. Đến thăm Đình làng Bát Tràng
Có mặt tiền hướng ra sông Hồng, Đình làng Bát Tràng là nơi thờ Thành Hoàng làng, và là nơi tổ chức các hoạt động, lễ hội của Bát Tràng. Bạn nên ghé đến đây vào các dịp lễ hội của địa phương để cảm nhận được hết vẻ đẹp của nơi đây nhé!
5. Sơ lược về quy trình sản xuất gốm sứ tại làng gốm Bát Tràng
5.1. Tạo cốt gốm
5.1.1. Chọn đất
Điều quan trọng tạo nên một sản phẩm gốm sứ Bát Tràng chất lượng đó là đất nung. Sở dĩ người ta chọn đây là vùng đất phát triển làng gốm là vì nơi đây có loại đất sét trắng, một loại đất sét có độ mịn, dẻo cao, khó tan trong nước và có màu trắng xám.
5.1.2. Xử lý, pha chế đất
Để loại bỏ các tạp chất có trong đất sét và đáp ứng nhu cầu của từng loại gốm, đất sét sau khi được lấy về phải trải qua quá trình xử lý, pha chế, người ta gọi quá trình đó là luyện đất. Đất sét sẽ được xử lý bằng phương pháp truyền thống trong hệ thống bể chứa gồm 4 bể có độ cao khác nhau:
- Bể bánh: Bể này có vị trí cao nhất, dùng để ngâm đất sét thô trong nước từ 3 – 4 tháng. Ngâm để đất nát ra, sau khi đánh tan hỗn hợp, người ta sẽ lấy phần đất mịn tan trong nước tiếp tục đổ vào bể thứ hai.
- Bể lọc: Qua quá trình lọc, phần đất sẽ lắng xuống dưới, tạp chất sẽ nổi trên trên (người ta sẽ loại bỏ phần này đi).
- Bể phơi: Múc phần hỗn hợp loãng sang bể phơi, thợ gốm sẽ tiến hành phơi chúng trong 3 ngày.
- Bể ủ: Người ta sẽ chuyển toàn bộ thành phẩm từ bể phơi sang bể ủ, dùng phương pháp lên men để các sinh vật loại bỏ các chất có hại có trong đất.
Khâu xử lý đất trải qua nhiều giai đoạn phức tạp, nhưng chưa dừng lại ở đó, người nghệ nhân còn phải pha đất sét với cao lanh để đáp ứng được yêu cầu của từng loại đồ gốm.
5.1.3. Tạo dáng
Trước đây để tạo dáng cho sản phẩm người ta dùng phương pháp thủ công đó là “ Vuốt ve, be chạnh” trên bàn xoay. Trước khi đưa vào tạo dáng, đất sét phải được vò nhuyễn thành thoi, rồi mới đặt vào giữa bàn xoay. Mọi đặc điểm của sản phẩm từ độ sâu, độ rộng, dáng miệng,… điều được đôi bàn tay của người nghệ nhân quyết định.
Nhưng hiện nay còn rất ít thợ gốm sử dụng phương pháp truyền thống để tạo hình cho sản phẩm. Thay vào đó người ta sẽ sử dụng khuôn thạch cao, để đáp ứng nhu cầu sản xuất hàng loạt như chén, dĩa, cốc,…
5.1.4. Phơi sấy và sửa hàng mộc
Sản phẩm sau khi phơi sấy phải giữ được hình dáng, tránh nứt nẻ, và phải thật ráo. Bí quyết của người thợ gốm xưa là phơi trên giá, tại nơi thoáng mát.
Hiện nay có nhiều gia đình sử dụng lò sấy để phơi bằng cách tăng nhiệt độ từ từ để sản phẩm bốc hơi hoàn toàn.
Sau khi phơi ráo, sản phẩm sẽ được “ủ vóc” và chuốt lại một lần nữa. Dùng tay ấn nhẹ vào các chi tiết cho cân, cho tròn. Lấy bớt đi phần dư, đắp vào chỗ thiếu, “cắt tỉa” những vị trí cần thiết.
5.2. Trang trí hoa văn và phủ men
5.2.1. Kỹ thuật vẽ
Nghệ thuật sáng tạo trong di sản Làng gốm Bát Tràng nằm ở giai đoạn vẽ thủ công các họa tiết lên gốm bằng bút lông. Chính nhờ giai đoạn này mà các sản phẩm toát lên một “hồn sắc” riêng. Các nghệ thuật trang trí mà thợ gốm Bát Tràng hay sử dụng đó là đánh chỉ, bôi men chảy màu, vẽ men màu…
Ngoài ra còn có kỹ thuật hấp hoa, đưa hoa tiết từ giấy decal vào sản phẩm và kỹ thuật vẽ trên nền đất nung sơ, nhưng hai kỹ thuật này không phải là nét truyền thống của làng gốm Bát Tràng.
5.2.2. Chế tạo men và tráng men
Nghệ nhân Bát Tràng sử dụng men tro để tráng trực tiếp hoặc nung sơ rồi tráng lên các sản phẩm mộc đã hoàn chỉnh, ở công đoạn này đòi hỏi người thợ phải có tay nghề thành thành mới có thể tạo ra lớp men đẹp.
5.2.4. Sửa hàng men
Trước khi đưa vào lò nung một lần nữa, thợ gốm phải chuốt sản phẩm một lần nữa như bôi quệt men hay cắt bỏ chỗ dư thừa men.
5.3. Quá trình nung
Có các lò nung phổ biến như lò bầu, lò ếch, lò đàn, lò con thoi, lò hộp,… Người ta sử dụng củi, than hoặc gas để đốt, tùy vào mỗi loại lò và gốm mà người ta điều chỉnh nhiệt độ đun khác nhau.
6. Điều đặc biệt trong từng sản phẩm của làng gốm Bát Tràng
Không ngẫu nhiên mà giá thành của một sản phẩm được sản xuất từ làng gốm Bát Tràng lại có giá thành cao hơn những sản phẩm khác.
Ngoài nguyên liệu đặc được tuyển chọn khắt khe và quá trình sản xuất công phu thì một sản phẩm gốm Bát Tràng còn đem lại niềm vui cho người sở hữu, như một món quà tinh thần của người Việt.
Đặc biệt để sử dụng hiệu quả các loại đồ gốm Bát Tràng, bạn phải có sự am hiểu nhất định về chúng, người ta gọi đó là “Nghệ thuật chơi gốm Bát Tràng”.
Hiện nay các sản phẩm của làng gốm Bát Tràng khá đa dạng về mẫu mã và chủng loại, có thể kể đến một số sản phẩm đang được người dùng rất ưa chuộng như: Bộ ấm chén Bát Tràng, đồ thờ Bát Tràng, bình gốm Bát Tràng, đèn xông tinh dầu Bát Tràng.
7. Giá vé làng gốm Bát Tràng có đắt không?
- Hoạt động tham quan: Miễn phí vào cổng
- Tham quan xưởng gốm: 10.000đ/người
- Tô tượng: 5.000đ -15.000đ/sản phẩm
- Nặn gốm và nung thành phẩm: từ 10.000đ – 60.000đ/sản phẩm
- Hoạt động ăn uống: bạn chỉ tốn khoảng 25.000đ – 30.000đ cho một phần ăn trưa tại đây.
8. Một số khách sạn gần làng gốm Bát Tràng
Ngay sau đây Tico Travel sẽ giới thiệu cho các bạn một số khách sạn lân cận trung tâm thành phố để bạn có thể vừa khám phá thủ đỏ vừa thuận tiện cho việc di chuyển đến làng gốm Bát Tràng.
8.1. Khách sạn Pullman Hà Nội
- Địa chỉ: 40 Cát Linh – Giảng Võ – Hà Nội.
Khách sạn Pullman Hà Nội gây ấn tượng với du khách nhờ thiết kế cao tầng hiện đại, sang trọng, điểm nhấn là chiếc cột nằm giữa mặt tiền khách sạn.
Không chỉ thu hút bởi tổng thể bên ngoài, Pullman còn chăm chuốt từng chi tiết nhỏ ở bên trong. Điển hình là khu vực sảnh lễ tân được tô điểm bằng màu sắc trang nhã và đường nét mềm mại.
Quý khách có thể liên hệ vào hotline 0943 333 333 để được tư vấn kỹ hơn về dịch vụ tại khách sạn Pullman Hà Nội.
8.2. Elegant Suites Westlake
- Địa chỉ: 10b Đặng Thai Mai – Quảng An – Tây Hồ – Hà Nội.
Nằm cách làng gốm Bát Tràng khoảng 36 phút đi xe, là vị trí của Elegant Suites Westlake một khách sạn đạt tiêu chuẩn 5 sao.
ới mong muốn mang đến cho du khách một không gian thoáng đãng, khách sạn đã đầu tư vào việc xây dựng khuôn viên khách sạn với nhiều cây xanh, phòng ốc rộng rãi với nhiều không gian mở, phù hợp với nhu cầu nghỉ dưỡng của nhiều gia đình.
Quý khách có thể liên hệ vào hotline: 098 247 9999 để được tư vấn kỹ hơn về các dịch vụ tại khách sạn Elegant Suites Westlake.
8.3. La Sinfonía Del Rey Hotel & Spa
- Địa chỉ: 33-35 P. Hàng Dầu – Lý Thái Tổ – Hoàn Kiếm – Hà Nội.
La Sinfonía Del Rey Hotel & Spa sẽ là nơi dành cho du khách nào mong muốn có những phút giây thư giãn trọn vẹn trong chuyến hành trình của mình.
Ngoài hệ thống phòng nghỉ được đầu tư kỹ lưỡng về không gian và thiết bị, La Sinfonía Del Rey Hotel & Spa còn chú trọng vào việc phát triển các loại dịch vụ đi kèm, nên có thể nói bạn không bao giờ nhàm chán khi lưu trú tại đây trong những ngày không có lịch trình nào.
Quý khách có thể liên hệ vào hotline 025 7777 7777 để được tư vấn kỹ hơn về các dịch vụ tại La Sinfonía Del Rey Hotel & Spa.
9. Một số hình ảnh về làng gốm Bát Tràng
Dưới đây là những bức ảnh được các du khách chụp lại khi tham quan tại làng gốm Bát Tràng, Tico Travel tin chắc sau khi xem xong bạn sẽ lên kế hoạch đến đây ngay để sở hữu những bức ảnh lung linh cho riêng mình.
Trên đây là thông tin về làng cốm bát tràng Hà Nội, hy vọng với những thông tin mà Tico Travel cùng cấp giúp cho bạn có thêm nhiều điều.