Hàng năm, trên địa bàn tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu, người dân địa phương đều tổ chức những lễ hội dân gian truyền thống, mang đậm dấu ấn văn hóa và phong tục, tín ngưỡng của cư dân vùng biển, thu hút hàng chục ngàn lượt khách thập phương đến tham gia. Dưới đây là một số lễ hội nổi tiếng ở Vũng Tàu mà bạn cần ghi nhớ khi có dịp ghé phố biển xinh đẹp này.
Lễ giỗ Đức Thánh Trần Hưng Đạo
Ngày 20/08 m Lịch hàng năm, lễ giỗ Đức Thánh Trần Hưng Đạo được tổ chức tại Hội đền thờ Đức Thánh Trần: số 68 Hạ Long, phường 2, thành phố Vũng Tàu. Từ lâu, Lễ giỗ Đức thánh Trần không còn bó hẹp trong cộng đồng địa phương mà đã trở thành lễ hội thu hút nhiều người từ các địa phương trong cả nước.
Đức Thánh Trần là một hiện tượng đặc biệt trong đời sống văn hóa tâm linh dân gian của người dân Việt, đó là một minh chứng tiêu biểu về mối liên hệ giữa các yếu tố lịch sử và yếu tố dân gian trong các hiện tượng văn hóa của Việt Nam. Nhân dân thờ Trần Hưng Đạo không đơn thuần vì ông là vị tướng tài, mà vì ông là hiển Thánh, đã trở thành một vị Thánh trong tâm thức người dân Việt.
Lễ giỗ được tổ chức với những nghi thức cúng tế truyền thống, mang đậm bản sắc văn hóa Việt, đã được gìn giữ từ đời này sang đời khác tại địa phương. Trong nghi thức chính lễ, các đại biểu, nhân dân và du khách đã cùng nhau ôn lại cuộc đời, sự nghiệp của một vị tướng tài, người anh hùng kiệt xuất của dân tộc đồng thời dâng hương, hoa, lễ vật tưởng nhớ Đức Thánh Trần. Cũng theo nghi thức truyền thống, những lễ vật dâng cúng sau đó được chia lộc thánh. Lễ giỗ diễn ra trong 3 ngày và kết thúc vào ngày 21/8 m lịch.
Thông qua các lọai hình họat động của lễ hội, còn là cách để giáo dục các thế hệ nối tiếp nhau về lòng yêu nước, tự hào dân tộc. Vào dịp lễ hội, hàng vạn lượt khách thập phương và người dân địa phương cùng tham dự lễ khai mạc và lễ dâng hương.
Lễ hội Dinh Cô
Dinh Cô là khu đền có kiến trúc hoành tráng, với những nét kiến trúc truyền thống, nằm bên bờ biển Long Hải của tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu. Lễ hội Dinh Cô thường diễn ra vào 10 – 12/2 m lịch hàng năm. Lễ hội Dinh Cô được xem là lễ hội lớn nhất vùng biển Nam Bộ. Cứ mỗi lần gần tới lễ hội thì rất nhiều người dân địa phương và du khách tìm đến Dinh Cô dự lễ hội để cầu mong những điều an lành, may mắn cho cuộc sống và thưởng ngoạn phong cảnh sơn thủy hữu tình.
Dinh cô nằm ở vị trí đẹp cao ráo, sát biển Long hải vì vậy khi đến với lễ hội Dinh cô ngoài việc để cầu an, xem những trò chơi dân gian, nghe hát Bả Trạo thì du khách còn có thể ngắm nhìn toàn cảng bãi biển Long Hải ngày tại hành lang của chính điện, ở đây du khách sẽ có cảm giác như đang ở vùng giao thoa giữa biển và trời, giữa đời thực và hư
Lễ hội Nghinh Ông
Hàng năm lễ Nghinh Ông hay còn gọi là Lễ Đình Thần Thắng Tam được tổ chức tại quần thể di tích Thắng Tam ở đường Hoàng Hoa Thám, thành phố Vũng Tàu. Lễ hội tổ chức trong 3 ngày từ ngày 16 – 18 tháng 2 âm lịch. Đây là lễ hội nước lớn nhất của ngư dân Vũng Tàu. Ðây là lễ hội cầu an, là thời điểm kết thúc và mở đầu cho một mùa thu hoạch tôm cá. Phần lễ diễn ra rất cầu kỳ: cúng tế, lễ vật tế thần, dâng hương quỳ lạy, chiêng trống, kèn nhạc và có rất nhiều điều kiêng kỵ như heo dùng để tế lễ phải có bộ lông cùng màu, người có tang không được tham gia vào việc nghi thức tế lễ.
Lễ hội Nghinh Ông Vũng Tàu đã được Bộ VH-TT-DL và Tổng cục Du lịch chọn là 1 trong 15 lễ hội lớn của cả nước từ năm 2000.
Lễ hội Miếu Bà Ngũ Hành
Lễ hội Miếu Bà Ngũ Hành được tổ chức hàng năm vào các ngày 16, 17, 18/10 m lịch tại Miếu Bà Ngũ Hành, thành phố Vũng Tàu. Lễ hội được tổ chức long trọng với những nghi thức tế lễ trang nghiêm cùng các trò chơi dân gian, thu hút đông đảo nhân dân và du khách tới dâng hương cúng vái.
Người ta gọi miếu Ngũ Hành là miếu Bà ngũ hành, còn ngư dân địa phương lại thường gọi là miếu Bà bởi trong miếu đều thờ các bà. Trên bức hoành treo trước cửa chính điện là tên “Ngũ Hành miếu”. Với tên gọi Ngũ Hành, miếu thờ cúng năm yếu tố tạo ra vạn vật: kim – mộc – thủy – hỏa – thổ ở chính điện cùng với hai vị hộ quốc được phong Thượng Đẳng Thần là bà Thiên Y A Na và Thuỷ Long Thần Nữ.
Hai bên là bàn thờ năm cô và năm cậu. Bên trái là bàn thờ Quan Công, Quan Bình và Châu Xương. Theo người dân địa phương, đó là những bậc trung nghĩa, cứu hộ người đi biển. Bên phải là bàn thờ Thổ Công. Phía sau là bàn thờ Tiền Hiền và những người giàu lòng nhân ái trong làng.