Rừng ngập mặn Cần Giờ – Khu dự trữ sinh quyển thế giới. Một địa danh vô cùng nổi tiếng của nước ta. Thi thoảng bạn hay nghe người ta vẫn thường nói ví von với nhau rằng: Rừng ngập mặn Cần Giờ chính là “lá phổi xanh”, là “quả thận tốt” vô cùng tuyệt vời của Thành phố Hồ Chí Minh. Và tại sao lại nói vậy? Hãy cùng Tico Travel tìm hiểu ngay sau đây nhé!
CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM:
Biệt thự villa Sài Gòn: nghỉ dưỡng đẳng cấp tại chốn hoa lệ
Top resort Sài Gòn view đẹp giá rẻ đáng nghỉ dưỡng
Top 20 khách sạn Sài Gòn giá rẻ gần trung tâm view siêu đẹp
Top 20 homestay Sài Gòn giá rẻ cho sinh viên sống ảo cực xịn sò
1. Giới thiệu về rừng ngập mặn Cần Giờ
Rừng ngập mặn Cần Giờ ở Thành phố Hồ Chí Minh còn được gọi là Rừng Sác, được cải tạo và phục hồi ngoạn mục từ sau chiến tranh, và đã được UNESCO công nhận là Khu dự trữ sinh quyển của thế giới, đầu tiên ở Việt Nam. Nơi đây còn trở thành Khu du lịch trọng điểm quốc gia với nhiều loại hình khám phá vô cùng hấp dẫn.
Cùng với việc bảo tồn, gìn giữ nơi đây còn trở thành Khu du lịch quốc gia với quy mô lớn, có rừng, có biển. Nhiều năm qua, hệ thống cầu – đường bộ, kênh – mương – lối đi trong rừng đã được dần hoàn thiện, tạo điều kiện rất thuận lợi cho các Tiểu khu du lịch được hình thành, phát triển thêm nhiều tuyến tour Rừng ngập mặn Cần Giờ hấp dẫn du khách trong và ngoài nước.
2. Vị trí địa lý của rừng ngập mặn Cần Giờ
Vị trí địa lý rừng ngập mặn Cần Giờ này nằm ở tọa độ: 10°22’ – 10°40’ độ vĩ Bắc và 106°46’ – 107°01’ kinh độ Đông và cách trung tâm thành phố về phía Đông khoảng 40km.
Tổng diện tích rừng ngập mặn Cần Giờ theo đo đạc được là 75.740ha và được chia làm 3 phần:
- Phần lõi: 4.721ha
- Vùng chuyển tiếp: 29.880ha
- Vùng đệm: 41.139ha
Phía Bắc rừng giáp với tỉnh Đồng Nai, còn phía Nam thì giáp với biển Đông, phía Đông giáp tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu và phía Tây giáp với 2 tỉnh miền Tây là Tiền Giang và Long An. Đây là một trong những khu rừng ngập mặn có quần thể hệ động thực vật đa dạng và phong phú. Đặc biệt, tại đây còn có nhiều loại động vật quý hiếm như đàn khỉ đuôi dài cùng nhiều loài chim, cò khác.
3. Câu chuyện về lịch sử hình thành nên rừng ngập mặn Cần Giờ – “Lá phổi xanh” của Sài Gòn
Ngày trước kia, Cần Giờ là khu rừng ngập mặn chưa có tác động hay can thiệp của con người nên vẫn giữ được vẹn nguyên khung cảnh tự nhiên, hoang sơ với hệ thống động thực vật vô cùng phong phú. Tuy nhiên, chiến tranh bom đạn và chất độc hóa học đã biến nơi này trở thành “vùng đất chết” không còn sự sống.
Ngay sau khi mà huyện đảo Cần Giờ được Trung ương chuyển giao từ tỉnh Đồng Nai về cho Thành phố vào ngày 28/02/1978. Đảng bộ và chính quyền Thành phố Sài Gòn đã chỉ đạo cho Ty Lâm nghiệp Thành phố (nay là Sở Nông nghiệp & PTNT TP.HCM) kết hợp với UBND Huyện Duyên Hải (nay là huyện Cần Giờ) huy động sức người sức của, quyết tâm phục hồi lại hệ sinh thái Rừng Ngập mặn.
Cho tới hiện nay, diện tích rừng xanh bao phủ được hơn 31 nghìn héc-ta, trong đó có gần 20 nghìn héc-ta rừng trồng và hơn 11 nghìn héc-ta được khoanh nuôi tái sinh tự nhiên và các loại rừng khác.
Chính nhờ sự khôi phục, phát triển cũng như bảo vệ của lực lượng thanh niên xung phong và nhân dân Cần Giờ đã biến này trở thành “Lá phổi của thành phố Sài Gòn”. Hiện khu dự trữ sinh quyển này đã được giao cho chính người dân nơi đây chăm sóc và quản lý.
4. Rừng ngập mặn Cần Giờ có gì hot?
4.1. Hệ sinh thái đa dạng
Nằm cách trung tâm Thành phố Hồ Chí Minh gần 40km, Khu dự trữ sinh quyển thế giới Cần Giờ có tổng diện tích hơn 75.000ha, trong đó vùng lõi rộng 4.721ha, vùng đệm 41.000ha và vùng chuyển tiếp 29 nghìn ha.
Nơi đây là một quần thể gồm các loài động, thực vật rừng trên cạn và thuỷ sinh, được hình thành trên vùng châu thổ rộng lớn của hệ thống các con sông Đồng Nai, Sài Gòn và Vàm Cỏ Đông, Vàm Cỏ Tây.
Sự kiện Cần Giờ được Chương trình Con người và Sinh Quyển – MAB của UNESCO công nhận là Khu dự trữ sinh quyển đầu tiên của Việt Nam nằm trong mạng lưới các khu dự trữ sinh quyển của thế giới vào năm 2000 đã thực sự ghi nhận sự đóng góp và nỗ lực lớn của lực lượng thanh niên xung phong Thành phố Hồ Chí Minh và nhân dân Cần Giờ.
Theo kết quả tổng hợp của Viện Sinh thái học miền nam, hệ thực vật rừng ngập mặn Cần Giờ ghi nhận 296 loài, nhóm thực vật ngập mặn. Rừng ngập mặn Cần Giờ còn là nơi sinh sống của nhiều loại động thực vật quý hiếm thuộc Danh mục Sách đỏ Việt Nam.
Với hệ động thực vật đa dạng, độc đáo và phong phú, điển hình cho khu dự trữ rừng ngập mặn, đây là địa điểm lý tưởng để phục vụ nghiên cứu khoa học, đồng thời là khu du lịch trọng điểm của cả nước.
Rừng ngập mặn Cần Giờ có điều kiện môi trường rất đặc biệt, là hệ sinh thái trung gian giữa hệ sinh thái thủy vực với hệ sinh thái trên cạn, hệ sinh thái nước ngọt và hệ sinh thái nước mặn. Rừng Cần Giờ nhận một lượng lớn phù sa từ sông Đồng Nai, cùng với ảnh hưởng của biển kế cận và các đợt thủy triều mà hệ thực vật nơi đây rất phong phú với trên 150 loài thực vật, trở thành nguồn cung cấp thức ăn và nơi trú ngụ cho rất nhiều loài thủy sinh, cá và các động vật có xương sống khác.
Về thực vật, nhiều loại cây, chủ yếu là bần trắng, mắm trắng, các quần hợp đước đôi. bần trắng cùng xu ổi, trang, đưng v.v… và các loại nước lợ như bần chua, ô rô, dừa lá, ráng…
Vào năm 2007, sau khi tiến hành hàng loại các khảo sát đã cho thấy, rừng ngập mặn Cần Giờ có tới 220 loài thực vật bậc cao, 155 chi và 60 họ. Phổ biến nhất phải kể tới các họ: Họ Cúc 8 loài, Họ Hòa thảo 20 loài, Họ thầu dầu 9 loài, Họ Đước 13 loài, Họ Cói 20 loài, Họ Đậu 29 loài.
4.2. Vai trò của rừng ngập mặn cần giờ
Từ những cánh rừng hoang sơ ngày ấy, hiện nay rừng ngập mặn Cần Giờ được mệnh danh là “lá phổi xanh”, “quả thận tốt” của thành phố Hồ Chí Minh. Với tác dụng chính là hấp thụ khí độc thải ra từ khói xe máy, từ các khu sản xuất công nghiệp. Bên cạnh đó rừng giúp trả lại dưỡng khí oxy cho môi trường. Giảm thiểu ô nhiễm môi trường tại Sài Gòn và các khu vực lân cận.
- Một số vai trò chính của rừng ngập mặn Cần Giờ
Ngoài ra rừng ngập mặn Cần Giờ có vai trò quan trọng trong việc hạn chế thiệt hại do bão lũ hằng năm. Đây là nguồn cung cấp thức ăn và khu vực sinh trưởng cho các loại thủy hải sản và động vật.
Các loại cây như cây lức, cây ô rô, cây xu, cây chùm gọng,… Trong dùng ngập mặn cần giờ còn được dùng để làm thuốc. Trước đây bộ đội ta thường dùng cây rừng để chữa bệnh.
Một nguồn lợi quan trọng khác không thể không kể đến chính là nguồn lợi về thủy hải sản. Rừng ngập mặn Cần Giờ rất nhiều loại tôm, cá có giá trị kinh tế cao như: Cá chẽm, cá mú, cá ngát, tôm sú, tôm thẻ, sò huyết,…
Lá cùng các bộ phận của cây khi rụng xuống sẽ phân hủy thành mùn bã hữu cơ. Đây chính là nguồn thức ăn dồi dào cho các loại động vật dưới nước. Nghề nuôi tôm, sú, nghêu sò phát triển từ năm 1993 cho tới nay chính. Là kết quả của việc phục hồi thành công rừng ngập mặn Cần Giờ.
Bên cạnh đó, cây rừng còn cung cấp củi gỗ. Được dùng làm bột giấy, ván dăm, ván ghép, vỏ cây dùng để sản xuất tanin dùng nhuộm vải lưới, làm keo dán. Có thể khai thác cây trong rừng lâu dài vì cây có khả năng phục hồi nhanh. Lá cây mắm được dùng làm thức ăn cho gia súc.
4.3. Vai trò đối với biến đổi khí hậu
Thực tế đã chứng minh rằng rừng Cần Giờ mang lại rất nhiều giá trị to lớn. Trước sự đe dọa của biến đổi khí hậu. Góp phần giảm thiểu đến 50% năng lượng tác động từ sóng biển. Ngăn ngừa nước biển dâng cao cũng như góp phần bảo vệ dân cư và cơ sở hạ tầng ven biển.
Rừng ngập mặn Cần Giờ giúp giảm độ cao của sóng biển khi đi qua dải rừng ngập mặn. Mức biến đổi khoảng 80% tức là từ 1,4m xuống còn 0,3m. Theo nghiên cứu rừng trồng khoảng 5 tuổi có chiều rộng 1,5km. Sẽ giúp giảm độ cao của sóng biển từ 1m ở ngoài khơi xuống chỉ còn 0,05m khi vào đầm bờ của, giúp bờ không bị xói lở.
Từ khi khôi phục rừng, sản lượng thủy hải sản được khai thác ngày cao. Nghề nuôi sò, nghêu, tôm sú phát triển nhanh hơn. Góp phần rất quan trọng trong việc chuyển đối cơ cấu nông nghiệp tại địa phương. Xóa đói giảm nghèo, phát triển xã hội cũng như cải thiện đời sống nhân dân.
Hiện nay, rừng ngập mặn Cần Giờ đã trở thành điểm du lịch sinh thái lý tưởng. Là một phần không thể thiếu của khu đô thị thành phố Hồ Chí Minh. Do vậy mỗi chúng ta cần có ý thức bảo vệ rừng. Thiết lập lên một bức tường xanh vững chắc. Bên cạnh đó chúng ta cần phải mạnh dạn thay đổi nhiều hơn theo tiêu chí phát triển bền vững.
6. Một số địa điểm nên khám phá trong rừng ngập mặn Cần Giờ
Khu du lịch Vàm Sát: Rừng Sác hay còn được biết đến là khu dự trữ sinh quyển Cần Giờ, là một quần thể các loài động vật trên cạn, thủy sinh. Nơi đây đã được UNESCO công nhận là khu dự trữ sinh quyển thế giới nhờ hệ động vật và thực vật điển hình của vùng ngập mặn.
Bên cạnh đó, đây cũng được công nhận là khu du lịch trọng điểm quốc gia của Việt Nam. Là khu sinh thái nổi tiếng nằm trong rừng ngập mặn rất thu hút khách du lịch. Tới đây các bạn có thể tham quan đầm Dơi, câu cá sấu, thăm sân chim tự nhiên,…
Khu du lịch Đảo Khỉ: Đặc biệt nhất trong khu dự trữ sinh quyển Cần Giờ phải kể đến khu du lịch “đảo Khỉ”. Khám phá rừng Sác, ai nấy đều say mê cảm giác lạc lối giữa rừng ngập mặn rộng lớn và tham thú vương quốc của những chú khỉ. Nơi đây có trên 2.000 chú khỉ với đủ các giống loài. Không khí cũng rất trọng lành tự nhiên
Chợ Hàng Dương: Nếu các bạn muốn thưởng thức hải sản tươi ngon, giá rẻ thì chắc chắn không thể bỏ qua khu chợ này. Khu chợ hải sản Hàng Dương nổi tiếng tại huyện Cần Giờ với tên gọi là “vựa hải sản chất lượng bậc nhất miền Nam”. Đến đây bạn sẽ hoàn toàn bị choáng ngợp bởi lượng hải sản được buôn bán tại chợ. Không chỉ có đa dạng các món hải sản tươi sống mới được bắt từ biển Cần Giờ lên như là nghêu, ốc, cá, mực, cua biển, tôm tích,..
7. Các hình ảnh check-in của du khách tại rừng ngập mặn Cần Giờ
Có thể nói, Rừng ngập mặn Cần Giờ chính là một địa điểm với nhiều góc check in sống ảo vô cùng hấp dẫn. Với nhiều khung cảnh tuyệt vời mà ta không nên bỏ lỡ. Nào, hãy cùng Tico Travel chúng tôi nhìn qua một số bức ảnh check in của du khách tại nơi đây nhé!
Rừng ngập mặn Cần Giờ – một địa điểm mà Tico Travel nghĩ du khách nên thử đặt chân đến để khám phá và trải nghiệm. Hy vọng thông qua bài viết cùng những thông tin bổ ích mà Tico Travel cung cấp, sẽ giúp ích được du khách trong cuộc hành trình của mình!
CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM:
Cẩm nang du lịch Phú Quốc từ A đến Z hot nhất năm
Bỏ túi kinh nghiệm du lịch Vũng Tàu chi tiết nhất
Kinh nghiệm du lịch Cần Thơ từ A-Z – điểm đến ”hot” nhất miền Bắc