default facebook pixel
Đền Hùng Phú Thọ – Di tích tâm linh, thiêng liêng - Ảnh đại diện

Đền Hùng Phú Thọ – Di tích tâm linh, thiêng liêng

24/11/2022

Nói về Đền Hùng Phú Thọ là bất kể ai là dân Việt đều nhớ và khắc ghi không chỉ có khung cảnh trang nghiêm mà chứa nhiều ý nghĩa nữa. Mỗi dịp xuân người dân đua nhau nô nức đổ về Phú Thọ với tâm nguyện được đến thăm Đền Hùng. Nơi đây thờ những vị anh hùng – những người đã đứng lên bảo vệ đất nước từ thuở sơ khai. Ảnh đền Hùng Phú Thọ xuất hiện trên khắp nền tảng xã hội. Mời bạn cùng Tico Travel hành hương về với cội nguồn nhé. 

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM:

Top 5 khách sạn Phú Thọ giá rẻ, chất lượng hàng đầu

Những Resort Phú Thọ giá rẻ, yên tĩnh, nằm giữa núi đồi mộng mơ

1. Thông tin về Đền Hùng Phú Thọ

Khuôn viên Đền Hùng Phú Thọ tọa lạc tại đỉnh núi cùng tên, là một phần trong địa phận tỉnh Phú Thọ, Việt Nam. Nơi này chính là cố đô của Nhà nước Văn Lang 4.000 năm trước. Lý do khu vực được lựaĐền Hùng Phú Thọ – Di tích tâm linh, thiêng liêng chọn bởi nằm giữa gọn giữa hai con sông lớn, tạo nên bức rào thiên nhiên ôm trọn cố đô của các vua Hùng. 

Đền Hùng Phú Thọ - Di tích tâm linh, thiêng liêng

Miền đất màu mỡ của Đền Hùng Phú Thọ được ba con sông bồi đắp tạo nên, vừa thích hợp định cư vừa có vị thế phòng vệ vững chãi. Cùng chiêm ngưỡng hình ảnh đền Hùng Phú Thọ dưới đây.  

Đền Hùng Phú Thọ - Di tích tâm linh, thiêng liêng

Chiều cao của Đền Hùng Phú Thọ được đo đạc khoảng 175 mét tính từ mặt nước biển. Phía trước núi Hùng là sự giao thoa của ba dòng sông lớn nhất miền Bắc: sông Hồng – Lô – Đà tạo ra một vùng nước rộng lớn gọi là ngã ba Bạch Hạc, từ đó bồi đắp nên những quả đồi thấp nhấp nhô giống như một đàn rùa nước ngoi lên chầu về Nghĩa Lĩnh. Phía sau núi Hùng là những ngọn đồi cao sừng sững nối tiếp nhau dài tới 10km.  

Đền Hùng Phú Thọ - Di tích tâm linh, thiêng liêng

Đứng trên đỉnh Hùng khung cảnh trời đất thu gọn trong tầm ngắm. Trước một mảnh đất đáp ứng đủ các tiêu chuẩn đề ra, vua Hùng đã quyết định dừng chân tại đây và ngày nay chúng ta có một Đền Hùng Phú Thọ hùng vĩ. Xưa kia di tích của đền là một khu rừng già rất rậm rạp và có vô số các loại thực vật quý hiếm, cho đến nay còn sót lại vài cây cổ thụ với tuổi đời trăm năm. Đền gồm có 4 khu chính bao gồm có một chùa và một lăng tổ lớn.

Đền Hùng Phú Thọ - Di tích tâm linh, thiêng liêng

Xem thêm: Review thịt chua Phú Thọ, cách làm thịt chua chuẩn vị

2. Khu di tích Đền Hùng Phú Thọ 

Khu di tích đền Hùng Phú Thọ chia ra làm nhiều điểm tham quan nhỏ, mỗi một nơi sẽ có câu chuyện lịch sử khác nhau, đầu tiên đó chính là…

2.1 Cổng đền Hùng Phú Thọ 

Nơi đây mở ra một khu di tích mang tầm quốc gia, đánh dấu cột mốc lịch sử quan trọng trong lịch sử Việt Nam. Cổng đền Hùng Phú Thọ được xây dựng vào năm 1917 – năm Khải Định thứ 2.

Với thiết kế dáng vòm cao 8 mét 5, mái lợp hai tầng dài 8 mét. Hai bên trụ cổng đắp nổi phù điêu hai võ sĩ, một người cầm giáo, người còn lại cầm rìu chiến, mặc áo giáp uy quyền, ngực trang trí hổ phù. Khắc trên mặt trước tầng giữa cổng một bức đại tự: “Cao sơn cảnh hành” nghĩa là lên núi cao nhìn xa rộng hay đức lớn tựa núi cao.  

Đền Hùng Phú Thọ - Di tích tâm linh, thiêng liêng

Đây cũng là nơi bắt đầu chúng ta bắt đầu được chiêm nghiệm hình ảnh đền Hùng – Phú Thọ hiện ra hùng vĩ, uy nghi như thế nào. 

2.2. Đền Hạ – Đền Hùng Phú Thọ 

Hạ trong “Hạ sinh”, hình ảnh mẹ Âu Cơ sinh ra bọc trăm trứng và tạo nên lịch sử Con Rồng Cháu Tiên. Phía sau đền là giếng “Mắt Ngọc” dấu tích nơi mẹ Âu Cơ ấp trứng. Đền Hạ – Đền Hùng Phú Thọ được xây dựng vào thế kỷ 17, 18, theo kiến trúc chữ “nhị”. Nơi này thờ 18 vị vua Hùng bao gồm:

  • Kinh Dương Vương(涇陽王): 2879 – 2794 TCN (số năm trị vì là ước đoán). Huý là Lộc Tục (祿續).
  • Hùng Hiền Vương(雄賢王), còn được gọi là Lạc Long Quân (駱龍君 hoặc 雒龍君 hoặc 貉龍君): 2793 – 2525 TCN. Huý là Sùng Lãm (崇纜).
  • Hùng Lân Vương (雄麟王): 2524 – 2253 TCN.
  • Hùng Việp Vương (雄曄王): 2252 – 1913 TCN.
  • Hùng Hy Vương (雄犧王): 1912 – 1713 TCN (phần bên trái chữ “Hi” 犧 là bộ “ngưu” 牛).
  • Hùng Huy Vương (雄暉王): 1712 – 1632 TCN.
  • Hùng Chiêu Vương (雄昭王): 1631 – 1432 TCN.
  • Hùng Vĩ Vương (雄暐王): 1431 – 1332 TCN.
  • Hùng Định Vương (雄定王): 1331 – 1252 TCN.
  • Hùng Hi Vương (雄曦王): 1251 – 1162 TCN (phần bên trái chữ “Hi” 犧 là bộ “nhật” 日).
  • Hùng Trinh Vương (雄楨王): 1161 – 1055 TCN.
  • Hùng Vũ Vương (雄武王): 1054 – 969 TCN.
  • Hùng Việt Vương (雄越王): 968 – 854 TCN.
  • Hùng Anh Vương (雄英王): 853 – 755 TCN.
  • Hùng Triệu Vương (雄朝王): 754 – 661 TCN.
  • Hùng Tạo Vương (雄造王): 660 – 569 TCN.
  • Hùng Nghị Vương (雄毅王): 568 – 409 TCN.
  • Hùng Duệ Vương (雄睿王): 408 – 258 TCN.

Đền Hùng Phú Thọ - Di tích tâm linh, thiêng liêng

Cạnh Đền Hà là chùa Sơn cảnh thừa long tự thờ Phật theo phái Đại thừa, nay đổi tên thành Thiên quang thiền tự. Mái chùa được lợp ngói đỏ, dáng đầu đao cong xưa cũ. Chùa xây dựng gồm nhà Tiền đường, nhà Thiên hương và nhà Tam bảo phía trước, phía sau là nhà thờ Tổ. 

Trước sân chùa có 2 tháp sư hình trụ 4 tầng. Trên nóc đắp hình hoa sen. Lòng tháp xây rỗng, cửa vòm nhỏ. Trong tháp có bát nhang và tấm bia đá khắc tên các vị hòa thượng đã tu hành và viên tịch tại chùa

Đền Hùng Phú Thọ - Di tích tâm linh, thiêng liêng

Nằm ở chân Đền Hạ – Đền Hùng Phú Thọ được xây dựng Nhà bia với kiến trúc hình lục giác tức 6 mái. Trên đỉnh thiết kế hình nậm rượu, 6 mái được lợp bằng gạch bìa bên trong, bên ngoài láng xi măng, có 6 cột bằng gạch xây tròn, dưới chân có lan can.

Trong nhà bia của Đền Hùng – Phú Thọ trước đây đặt tấm bia ghi chép lại cột mốc thời gian tu sửa đường lên núi Hùng, hiện nay đặt bia đá khắc ghi lời dặn của Chủ tịch Hồ Chí Minh khi Người về thăm Đền Hùng vào ngày 19/9/1945:  — không viết quá 5 dòng

“Các Vua Hùng đã có công dựng nước

Bác cháu ta phải cùng nhau giữ lấy nước” 

Đền Hùng Phú Thọ - Di tích tâm linh, thiêng liêng

Xem thêm: Top 20 đặc sản Phú Thọ nổi tiếng nhất định phải thử

2.3. Đền Trung (Hùng Vương Tổ Miếu)

Đền Trung nằm trong khu di tích Đền Hùng Phú Thọ là nơi lưu dữ sự tích bánh chưng bánh dày của dân tộc. Tại vị trí này, vua Hùng đời thứ 6 đã quyết định truyền ngôi cho Lang Liêu, và ngài đã trở thành vị vua Hùng thứ 7. Đây cũng là nơi vua thưởng thức hương vị thiên nhiên, bàn việc nước cùng Lạc Hầu, Lạc tướng. 

Thiết kế theo hình chữ nhất, hướng về phía nam, chiều dài 7 mét 2 và rộng 3 mét 7. Không gian vừa phải không quá lớn, bít đốc tường hậu, 3 cửa mở phía trước.   

Đền Hùng Phú Thọ - Di tích tâm linh, thiêng liêng

2.4. Đền Thượng 

Trong quần thể Đền Hùng Phú Thọ, đền ngụ tại điểm cao nhất của ngọn núi Hùng. Xưa kia vị trí này được lựa chọn làm địa điểm diễn ra các nghi thức của người dân như: cầu cho mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu và mong ước về cuộc sống ấm no, sung túc. Và cũng là nơi vua Hùng lập đàn cầu trời để cho người tài xuất hiện đến giúp nước đánh giặc Ân.

Không thể thiếu xót câu chuyện Thánh Gióng bay về trời ngay khi đánh bại quân thù, nhà vua xây dựng đền thờ Thánh Gióng tại nơi này, thời gian dài tiếp theo, người dân đặt thêm bài vị của vua Hùng lên để cùng thờ cúng. Đền có kiến trúc hình chữ vương, không chạm khắc cầu kỳ, được xây dựng qua bốn cấp khác nhau gồm có: nhà chuông trống (cấp I), đại bái (cấp II), tiền tế (cấp III) và hậu cung (cấp IV). 

Đền Hùng Phú Thọ - Di tích tâm linh, thiêng liêng

Vào chính điện của đền thượng khá là rộng, ở đây có treo một bức tranh cổ, bên trong có các câu đố rất là hay. Ngoài ra còn trưng bày bài vị của mười tám vị vua Hùng, để du khách đến đây có thể chiêm ngưỡng được, lịch sử hào hùng của ông cha ta thời xưa. Đền được làm theo kiểu hình chữ Vươn, kiến trúc khá là đơn giản nhưng không kém phần tinh xảo, không có điêu khắc hay trạm chỗ và được xây qua bốn cấp.

Đền Hùng Phú Thọ - Di tích tâm linh, thiêng liêng

Xem thêm: Đặc sản Hòa Bình – Hành trình khám phá văn hóa ẩm thực Tây Bắc

2.5. Lăng Hùng Vương 

Qua sách vở để lại thì đền Hùng Phú Thọ ngày nay chính là nơi chôn cất các vua, được biết rằng ngày xưa các ngôi mộ này chỉ là một ngôi mộ được xây đơn giản và chủ yếu là đất, sau này được sửa sang lại thành lăng. Trải qua hàng chục năm lịch sử thì các lăng này đã được xây dựng lại rất hoành tráng và đẹp mắt. Đến đây du khách được tận mắt chứng kiến nơi chôn cất vua và được nghe thuyết trình về lịch sự xây dựng nước rất thú vị.

Đền Hùng Phú Thọ - Di tích tâm linh, thiêng liêng

Khi tới với lăng Hùng Vương của đền Hùng Phú Thọ bạn sẽ được chiêm ngưỡng kiến trúc hình vuông. Ở đây xây cột liền với tường, 2 tầng mái được tạo thành từ đao cong 8 góc, 4 góc tầng dưới xuất hiện 4 con rồng trong tư thế bò, tầng trên trạm hình con rồng uốn ngược, trên đỉnh lăng là  hình “quả ngọc” theo sự tích “cửu long tranh châu”.

Mái làm bằng ngói ống, cổ diêm, 3 phía đều có mặt hổ phù. Ba mặt Tây, Đông, Nam đều có cửa vòm, 2 bên cửa đều xây dựng hình kỳ lân, tường bao xung quanh, trang trí hoa văn từ chất liệu bằng đá. Phía trong lăng có bia đá khắc ghi: Biểu chính. Phía trên ba mặt lăng đều có đề: Hùng Vương lăng nghĩa là Lăng Hùng Vương. 

Đền Hùng Phú Thọ - Di tích tâm linh, thiêng liêng

2.6. Đền Giếng 

Đền Giếng – Ngọc Tỉnh được đánh giá là một kiến trúc độc đáo của đền Hùng Phú Thọ. Sử sách để lại có nói, đây được coi là chiếc gương thiên nhiên dành tặng cho hai nàng công chúa tài giỏi Tiên Dung và Ngọc Hoa để vấn tóc mỗi lần theo cha đi kinh lý qua vùng này. Được biết công chúa Ngọc Hoa là con của vua hùng thứ 18. 

Đền Hùng Phú Thọ - Di tích tâm linh, thiêng liêng

Trong thời khi khốn khó, hai bà đã nhiệt tình chỉ dạy dân cách trồng lúa nước và cách trị thủy, để tưởng nhớ công ơn của hai bà, nhân dân đã lập đền thờ ở đây để khắc ghi ân tình đến mãi về sau. Vào thế kỷ thứ 18, ngôi đền chính thức được xây dựng theo kiến trúc chữ công, gồm nhà tiền bái (3 gian), hậu cung (3 gian), 1 chuôi vồ và 2 nhà oản (4 gian), có phương đình nối tiền bái và hậu cung. 

Đền Hùng Phú Thọ - Di tích tâm linh, thiêng liêng

Bước tới cổng đền Giếng – đền Hùng Phú Thọ, tương tự như cổng chính nhưng ở đây sẽ nhỏ và hẹp hơn. Ở hai bên cổng là hai cột trụ trên lắp nghê chầu. Phía trên giữa cổng có bức đại tự đề: “Trung sơn tiểu thất” tức ngôi miếu nhỏ trong núi. Hai bên cột có đề câu đối và tượng hai võ sĩ. Hai mặt sau của cổng đều đắp hình hổ.  

Xem thêm: Làng gốm Bát Tràng – Tinh hoa nét đẹp vùng đất Bắc

2.7. Đền Tổ Mẫu Âu Cơ 

Một ngôi đền mà chắc hẳn các bạn không nên bỏ qua khi đến với đền Hùng Phú Thọ, với tuổi đời rất mới khi khởi công vào năm 2001 và chính thức đi và tham quan là năm 2004. Đền được thiết kế chữ Đinh truyền thống và sử dụng gỗ lim và gạch bát để tạo nên với tổng diện tích đền chính là 137 mét vuông. Bên trong có thờ mẹ Âu cơ và một số vị quan tướng. Đường đi lên đền cũng rất đặc biệt vì bậc thang được làm bằng đá Hải Lựu với tổng 553 bậc.

Đền Hùng Phú Thọ - Di tích tâm linh, thiêng liêng

3. Đường đến Đền Hùng Phú Thọ  

Đường tới khu di tích đền Hùng khá dễ dàng, có nhiều phương tiện để đồng hành cùng bạn như: xe máy, ô tô…. Đoạn đường tới nơi này đa phần là các công trình đường rộng rãi, thoáng mát, tuy nhiên những dịp lễ dễ xảy ra tắc đường. Tico Travel sẽ hướng dẫn cụ thể từng phương tiện để bạn có thể lựa chọn theo sở thích nhé. 

3.1. Di chuyển bằng xe máy đến đền Hùng Phú Thọ

Tính từ điểm xuất phát là Hà Nội đến đền Hùng Phú Thọ khoảng dưới 100km, qua hai cầu là Trung Hà và Phong Châu, di chuyển thêm 20km về phía trước. Cách thứ hai, bạn cũng có thể đi theo quốc lộ 2 qua tỉnh Vĩnh Phúc, tới cầu Hạc Trì và chạy thẳng đến thành phố Phú Thọ, tiếp tục di chuyển khoảng chục cây số tới ngã ba Đền Hùng, rẽ trái chạy xe khoảng 3km là đến với Đền Hùng Phú Thọ

Đền Hùng Phú Thọ - Di tích tâm linh, thiêng liêng

3.2. Di chuyển bằng ô tô 

Tương tự như xe máy, bạn cũng có thể đi theo 2 tuyến đường đó, tuy nhiên có thêm phương án thứ 3 dành riêng cho ô tô, bạn đi từ Hà Nội, qua cao tốc Nội Bài – Lào Cai, ngay tại nút giao Phù Ninh, bạn rẽ phải đi lên cầu vượt để ra khỏi đường cao tốc, rẽ trái khoảng 2 đến 3 km sẽ đến đường rẽ vào Đền Hùng Phú Thọ

Đền Hùng Phú Thọ - Di tích tâm linh, thiêng liêng

Gợi ý này dành cho bạn nào lựa chọn xe khách đi từ Hà Nội. Có rất nhiều các tuyến xe đi tới các huyện của Phú Thọ mỗi ngày, bạn có thể lựa chọn nhà xe phù hợp với lịch trình của mình, ưu tiên lựa chọn các nhà xe có lộ trình đi Thị xã Phú Thọ, các xe này sẽ đi ngang qua cửa Đền Hùng Phú Thọ. Lưu ý những ngày đầu xuân, bạn cần đặt xe trước vì thường sẽ rất nhanh hết chỗ. 

Xem thêm: Mộc Châu mùa nào đẹp nhất trong 4 mùa bạn đã biết chưa?

3.3. Di chuyển bằng đường sắt 

Nếu bạn muốn di chuyển bằng tàu hỏa cho hành trình lần này, chọn 1 trong 2 nhà ga là Tiên Kiên và Việt Trì. Đối với ga Tiên Kiên bạn sẽ thuê xe để họ chở tới cổng đền Hùng Phú Thọ. Còn lại bạn sẽ đi bộ ra đường Hùng Vương, tìm tuyến xe buýt số 19 để tới đúng địa điểm nhé. 

Vậy là Tico Travel đã cùng bạn khám phá Đền Hùng Phú Thọ, đây là một địa điểm điểm tâm linh vô cùng xinh đẹp. Xung quanh đền Hùng có rất nhiều khách sạn nếu bạn muốn ở lại để cảm nhận trọn vẹn không khí và cảnh sắc nơi đây. Chúc bạn có một trải nghiệm thật vui vẻ tại đây nhé. 

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM:

Kinh nghiệm du lịch Cô Tô tự túc từ A-Z

Kinh nghiệm du lịch Hạ Long chi tiết mới nhất

Bùi Minh Đức
Chào mọi người mình là Minh Đức!!! Yêu du lịch nên Đức thích khám phá thật nhiều địa điểm, gặp những người dân nồng hậu, chất phác, trải nghiệm những nền văn hóa khác nhau. Sau mỗi chuyến đi, Đức muốn chia sẻ những kinh nghiệm và kiến thức của mình với mọi người từ cách lên kế hoạch từ những địa điểm ăn uống, cho đến những địa điểm du lịch thú vị nhất và nhiều hơn nữa. Đức tin rằng những chia sẻ của mình sẽ giúp mọi người có những kỷ niệm thật đẹp nơi vùng đất mà bạn đặt chân tới và lưu lại những khoảnh khắc thật đáng nhớ bên bạn bè và người thân. Đồng hành cùng Đức nhé!