Cố Đô Huế – mảnh đất linh thiêng bậc nhất Việt Nam với bề dày lịch sử hào hùng. Trong đó có Lăng Khải Định vô cùng nổi tiếng với vẻ đẹp kiêu sa, cầu kỳ. Trải dài theo thời gian, ngày nay mỗi năm có hàng nghìn người đổ về Huế về được chiêm ngưỡng nét mỹ miều của những kiến trúc cung đình, lăng tẩm còn sót lại. Cùng tham gia chuyến tham quan này với Tico Travel bạn nhé.
CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM:
Top 20 resort Huế đẹp sang trọng gần trung tâm thành phố
Top 20 villa Huế chuẩn 3-4-5 sao tầm nhìn đẹp
1. Vài nét về Lăng Khải Định
Lăng Khải Định có bề dày lịch sử nổi tiếng trên mảnh đất Thừa Thiên Huế, các thông tin nổi bật sẽ có ngay bên dưới đây.
1.1 Đôi điều về Vua Khải Định
Vua Khải Định tên khai sinh là Nguyễn Phúc Bửu Đảo – vị hoàng đế thứ 12 của triều đại nhà Nguyễn, ông giữ ngôi vị trong 9 năm ( 1916 đến 1925 ).
Sử ghi chép lại rằng, ông sinh vào ngày 8 tháng 10 năm 1885 và mất ngày 6 tháng 11 năm 1925, truy tôn miếu hiệu là Hoằng Tông. Vua Khải Định có tổng cộng 12 bà vợ và có duy nhất một người con trai nối dõi với bà Hoàng Thị Cúc là Nguyễn Phúc Vĩnh Thụy tức vua Bảo Đại.
Thời đó, ông được đánh giá là vị vua nhu nhược trước Pháp, ham chơi cờ bạc, tiêu xài xa xỉ mà không mang tới việc nước. Bác Hồ cũng từng có một bài viết chế giễu vua Khải Định mang tên Vi Hành. Ngoài ra ông thường bị báo chí và các phong trào yêu nước đả kích.
1.2 Lăng Khải Định – một kiến trúc đẹp nhất xứ Huế
Lăng Khải Định (Ứng Lăng) nơi đây chôn cất vua Khải Định. Lăng được xây tại núi Châu Chữ, xã Thủy Bằng, thị xã Hương Thủy, tỉnh Thừa Thiên Huế, nằm ở khu vực ngoại thành Huế về phía Đà Nẵng, cách trung tâm thành phố chừng 10 km.
Diện tích của lăng vua Khải Định dường như nhỏ nhất so với những lăng tẩm khác tuy nhiên thời gian thi công kéo dài tới 10 năm. Công trình cuối cùng thời Nguyễn tại Huế có kiến trúc cầu kỳ, vô cùng công phu, đòi hỏi kỹ thuật của công nhân và tiền bạc suốt quá trình xây dựng.
Kể từ khi lên ngai vàng năm 1916, vua Khải Định không ngần ngại chi ra khoản ngân khố khủng để đầu tư cho dinh thự lớn nhỏ, cung điện nguy nga, lăng tẩm cho bản thân và hoàng tộc của mình.
Công trình lăng Khải Định là chất xám của rất nhiều bậc thầy địa lý, sự gom góp chắt chiu tinh hoa của các kiến trúc Đông Tây. Sau bao nhiêu đắn đo, cuối cùng núi Châu Chữ đã được lựa chọn làm nơi vua yên nghỉ. Khi xưa nơi này có tên là Ứng Lăng, về sau để nó trở nên thân thuộc người dân đã đổi thành Lăng Khải Định và theo đến mãi tận bây giờ.
Ngày 4 tháng 9 năm 1920, công trình chính thức khởi công xây dựng trong sự chỉ huy của Tiền quân Đô thống phủ Lê Văn Bà. Lăng Khải Định Huế là sự kết hợp của nhiều nghệ nhân nổi tiếng thời đó như Cửu Sừng, Phan Văn Tánh,…
Số tiền xây dựng lăng được lấy từ việc tăng thuế điền thổ lên 30%, điều này nổi lên tranh cãi gay gắt từ nhân dân. ( thuế điền thổ là Thuế điền thổ là một loại thuế được áp dụng trong các xã hội cũ, nay không còn sử dụng nữa, là thuế thu hàng năm đối với đất ruộng và đất ở nông thôn).
Sử sách ghi lại, để có được một tác phẩm lăng Vua Khải Định tuyệt mỹ như hiện tại, vua Khải Định đã cho người sang tận Pháp, lựa chọn kỹ từng loại sắt, thép,… sau đó sang Trung – Nhật để mang sứ và thủy tinh màu về nước. Vậy cho nên dù diện tích chỉ 117 mét x 48,7 mét nhưng lại kéo dài tận 10 năm mới hoàn thành.
1.3 Những điểm nổi bật tại Lăng Khải Định
Lăng Khải Định được chia làm 5 tầng lần lượt là: cổng Tam Quan tới Nghi môn và sân Bái Đính. Sau khi qua tầng 3 và 4 sẽ tới Cung Thiên Định – nơi cao nhất của lăng Khải Định. Cùng Tico Travel khám phá từng tầng nhé.
1.3.1 Cổng Tam Quan
Khi vừa đến Lăng Khải Định bạn sẽ được chiêm ngưỡng Cổng Tam Quan. Lối kiến trúc sắc sảo, uy nghiêm lẫy lừng đúng chất hoàng gia, đậm chất phong cách Ấn Độ giáo. Cổng Tam Quan nằm ở tầng thứ nhất của lăng bên cạnh 2 công trình chính là Tả Tòng Tư và Hữu Tòng Tự – nơi dùng để thờ các vị công thần có công lớn với đất nước.
Từ chân núi đến Cổng Tam Quan vỏn vẹn 37 bậc thang rộng thênh thang. Và tổng cộng để tới được Lăng Khải Định sẽ có 127 bậc thang. Đây cũng là địa điểm check -in siêu đỉnh dành cho du khách tới thăm.
Xem thêm: Đồi Thiên An – Nét hoang sơ mạnh mẽ của Huế mộng mơ
1.3.2 Nghi môn và sân Bái Đính tại Lăng Khải Định
Kế tiếp cổng Tam Quan là Nghi môn và sân Bái Đính, nổi bật với hàng quan văn, quan võ được tạc với tỉ lệ như người thật đứng ngay ngắn. Các cận thần và binh lính xếp thành bốn hàng đối xứng, các tượng đều được trạm khắc vô cùng tinh xảo. Cảnh quan của Lăng Khải Định tại vị trí này, trước mặt là lăng vua, sau lưng là núi trời hùng vĩ.
1.3.3 Cung Thiên Định – điểm nhấn của Lăng Khải Định
Tầng 5, địa điểm chính của khu di tích gọi là cung Thiên Định. Đây chính là vị trí để vua yên nghỉ khi về với cội nguồn, bộc lộ được phần nào tính cách của chủ nhân khi còn sống, ông có tình yêu với nghệ thuật, sự độc đáo của lăng là điểm nhấn thu hút nhất của Lăng Khải Định.
Nhìn từ ngoài lăng có hình chữ nhật, sử dụng đá cẩm thạch để lót nền và tất cả nội thất bên trong được thiết kế trang trí từ nguyên vật liệu sành sứ và thủy tinh tạo thành những bức phù điêu ghép vô cùng công phu, tỉ mỉ. Từng chi tiết nhỏ bên trong lăng Khải Định đều là công sức lao động miệt mài của các nghệ nhân thời đó. Phải nói là không mỹ từ nào có thể lột tả hết vẻ đẹp nơi này.
Trong Cung Thiên Định có 5 phần xây dựng kế tiếp nhau: Tả – Hữu Trực – Khải Định – Bửu Tán. Điện Khải Thành nơi tượng và phần mộ vua Khải Định, ngay giữa cung là Bửu Tán. Nhìn ngắm lại cung Thiên Định một lần sau đó cùng đến với điện Khải Thành – nơi chôn cất vua.
Xem thêm: Điện Hòn Chén – Địa điểm du lịch không thể bỏ qua tại cố đô Huế
1.3.4 Điện Khải Thành – Lăng Khải Định
Đây là một phần của cung Thiên Định và được đặt một cái tên riêng – điện Khải Định để biết tầm quan trọng của nơi này. Chính giữa điện lập bàn thờ vua Khải Định, bên trên đặt một bức tượng đồng có tỉ lệ 1:1 với nhà vua, phía dưới tượng là thi hài của nhà vua. Xung quanh thiết kế tô đậm bởi sắc vàng như cung điện hoàng gia. Phía trên có bức hành đề khắc tên là Khải Thành Điện.
Mọi thứ xuất hiện tại Điện Khải Thành đều được tạo nên hết sức công phu và tinh nghệ. Chính tẩm nằm giữa Điện xây dựng Bửu Tán được tạo thành bởi hàng trăm ki-lô-gam bê tông cốt thép, nhưng lại toát lên vẻ thanh thoát, vô cùng mềm mại. Trong lăng có 2 pho tượng đồng, điều này chỉ có ở lăng Khải Định. Một bức tượng ngồi trên ngai vàng và một bức trong dáng đứng thẳng.
Xem thêm: Kinh nghiệm du lịch Huế chi tiết từ A – Z mới nhất
2. Hướng dẫn đường đi đến Lăng Khải Định
Đường đến Lăng Khải Định rất dễ đi và cũng phù hợp với nhiều phương tiện giao thông. Tico Travel đưa ra các phương án cho các bạn lựa chọn ngay dưới đây.
2.1 Hướng dẫn đường đi
Với những bạn đi du lịch 3 tỉnh là Huế – Đà Nẵng – Quảng Nam, bạn có thể thuê xe từ Đà Nẵng chạy qua đèo Hải Vân và đi thẳng tới ngã tư Nguyễn Tất Thành – Nam Cao, bạn rẽ sang Nam Cao tiếp tục chạy sau đó rẽ tay phải tuyến quốc lộ 1A, chạy tới Nhà hàng Phong Phú đi thêm 3,4 km nữa là tới Lăng Khải Định. Tổng quãng đường kéo dài khoảng 100km.
Bên cạnh đó, bạn cũng có thể lựa chọn đi trực tiếp từ trung tâm thành phố Huế, đi ngược về phía Đà Nẵng, tính là đường Bà Triệu, bạn chạy tới đường Hùng Vương, Ngự Bình, Nguyễn Khoa Chiêm, rẽ phải tới Võ Văn Kiệt, chạy thẳng sẽ là đường Khải Định. Lăng Khải Định nằm trên chính con đường cùng tên này.
Xem thêm: Chùa Thiên Mụ – Biểu tượng tâm linh bên dòng sông Hương
2.2 Giá vé
Giá vé Lăng Khải Định cụ thể là 150 nghìn đồng với người lớn và 30 nghìn đồng với trẻ em. Với mức giá này chúng ta được chiêm ngưỡng tuyệt tác lăng tẩm cũng khá hợp lý và không quá mắc.
Huế khá nhỏ và đường đi cũng vô cùng dễ dàng, bạn có thể lựa chọn tour hoặc tự túc để trải nghiệm tự do hơn. Tuy nhiên tự túc sẽ tốn kém chi phí cũng như đòi hỏi thời gian nghiên cứu nhiều hơn. Còn tour sẽ thường có mức giá ưu đãi, có người hướng dẫn và đưa bạn đến từng địa điểm tham quan trong đó có lăng Khải Định, nhược điểm là chỉ phù hợp với đoàn đông người.
Huế là vùng đất linh thiêng, từ cố đô, kinh thành tới các cung, lăng tẩm đều mang tâm linh nhiều vậy nên sẽ có nhiều lưu ý cho khách tới tham quan tại những khu vực này:
- Đầu tiên là Lăng Khải Định được thiết kế bậc thang rất cao và dốc, các bạn chú ý đi lại cẩn thận tránh trơn trượt.
- Trang phục là điều cần chú ý khi mang ra đường vậy nên hãy chọn những bộ trang phục đẹp nhưng kín đáo và lịch sự nhé.
- Để có được nhiều bức hình xinh đẹp, bạn nên tham khảo những góc check – in trong khuôn viên lăng Khải Định.
- Hãy tìm hiểu trước về vua Khải Định trước khi tới, Tico Travel cũng đã giới thiệu sơ qua cho bạn ở trên, tuy nhiên sẽ còn nhiều thông tin khác.
- Thời điểm đẹp nhất để đến Lăng Khải Định là từ tháng 1 đến tháng 3. Tránh đi vào mùa mưa.
Ngoài Lăng Khải Định ra, xứ Huế mộng mơ còn có rất nhiều địa điểm khác rất đẹp ví dụ như kinh thành Huế, cung An Định – được xây dựng trong thời vua Khải Định,… bên cạnh đó món ăn mang nét đặc trưng cũng là lý do Huế luôn thu hút nhiều khách du lịch đến nơi này như bún bò Huế, bánh lọc,…
Tico Travel rất vui khi cùng bạn khám phá thêm nhiều điều thú vị tại Lăng Khải Định Huế. Đây là địa điểm có kiến trúc vô cùng tuyệt đẹp, cùng với các quần thể di tích khác ở cố đô Huế, lăng Khải Định đã được UNESCO công nhận là Di sản văn hóa thế giới. Nếu có dịp đến với miền Trung hãy đến với Huế, không chỉ có cung cảnh xinh đẹp, hữu tình và người dân cũng vô cùng hiền hòa, thân thiện.
CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM:
Kinh nghiệm du lịch Nha Trang chi tiết từ A-Z mới nhất
Kinh nghiệm du lịch Mũi Né chi tiết mới nhất