default facebook pixel
Làng nón Chuông – Làng nghề nức tiếng nơi Hà Thành - Ảnh đại diện

Làng nón Chuông – Làng nghề nức tiếng nơi Hà Thành

27/06/2024

“Muốn ăn cơm trắng cá trê/Muốn đội nón tốt thì về làng Chuông” chẳng biết tự bao giờ thì  làng Chuông đã được biết đến như cái nôi khai sinh ra những chiếc nón lá bền bỉ với thời đại để rồi đi cả vào ca dao và thơ ca dân tộc. Hôm nay Tico Travel sẽ cùng các du khách tham gia vào chuyến hành trình tìm về làng nón Chuông cổ để hiểu rõ hơn về một nghề cổ nức tiếng xứ Đoài nhé!

1. Đôi nét về làng Chuông

Nằm êm đềm bên bờ sông Đáy hiền hòa, làng nón Chuông thuộc xã Phương Trung, huyện Thanh Oai, Hà Nội từ lâu đã nổi tiếng với nghề làm nón lá truyền thống. Trải qua bao thăng trầm lịch sử, làng nghề vẫn giữ gìn được nét đẹp văn hóa độc đáo và là điểm đến thu hút du khách trong và ngoài nước.

Làng nón Chuông - Làng nghề nức tiếng nơi Hà Thành

Làng nón không chỉ đơn thuần là một làng nghề, mà còn là nơi lưu giữ những giá trị văn hóa truyền thống. Nghề làm nón đã gắn bó với đời sống của người dân nơi đây, tạo nên bản sắc riêng biệt cho làng Chuông.

Làng nón Chuông - Làng nghề nức tiếng nơi Hà Thành

Ngày nay, làng nón Chuông thu hút du khách bởi nét đẹp truyền thống và bình dị. Du khách đến đây có thể tham quan quy trình làm nón, trải nghiệm tự tay làm nón và mua những chiếc nón ưng ý làm quà lưu niệm.

2. Lịch sử phát triển của làng nón Chuông

Theo truyền thuyết, nghề làm nón được truyền vào làng từ rất sớm khoảng đầu thế kỷ 8 từ khi làng có tên gọi là Trang Thì Trung là địa điểm đan nón lớn của vùng cho mọi người dân thời kỳ đó.

Làng nón Chuông - Làng nghề nức tiếng nơi Hà Thành

Nghề làm nón ở Chuông phát triển mạnh mẽ vào thế kỷ 18 và 19. Nón lá làng Chuông được sử dụng rộng rãi bởi sự thanh tao, nhẹ nhàng và độ bền cao. Nón được bán đi khắp các tỉnh thành trong cả nước và xuất khẩu sang một số nước láng giềng.

Làng nón Chuông - Làng nghề nức tiếng nơi Hà Thành

Tuy nhiên, vào đầu thế kỷ 20, do sự xuất hiện của nón công nghiệp, làng gặp nhiều khó khăn. Nhiều gia đình bỏ nghề, số hộ làm nón giảm sút do đa phần người trẻ chọn làm những công việc văn phòng hoặc lao động khác thay vì làm nghề truyền thống.

Làng nón Chuông - Làng nghề nức tiếng nơi Hà Thành

Từ những năm 1990, chính quyền địa phương và người dân làng Chuông đã nỗ lực để khôi phục và phát triển làng nghề. Nhờ đó, nghề làm nón dần được phục hồi và ngày càng phát triển. Ngày nay, làng nón Chuông là một trong những làng nghề truyền thống tiêu biểu của Hà Nội. Nơi đây được chọn làm điểm ghé thăm của rất nhiều du khách thập phương và cả khách nước ngoài vì các hoạt động thú vị tại đây.

3. Cách di chuyển đến làng Chuông

3.1. Vị trí của làng nón Chuông

Làng Chuông Thanh Oai có địa chỉ tại xã Phương Trung, huyện Thanh Oai, Hà Nội, cách trung tâm thành phố khoảng hơn 30 km. Có nhiều phương tiện để bạn di chuyển đến làng nón Chuông từ trung tâm Hà Nội tùy vào nhu cầu di chuyển cũng như điều kiện của bản thân.

Làng nón Chuông - Làng nghề nức tiếng nơi Hà Thành

3.2. Cách di chuyển đến làng nón Chuông

Xe máy hoặc oto:

Đây là phương tiện di chuyển phổ biến nhất, phù hợp với những ai thích chủ động tự do khám phá và trải nghiệm.

Tuyến đường để đến làng nghề nón sẽ khá dễ đi vì địa điểm nằm trên những trục đường lớn với giao thông phát triển. Từ trung tâm Hà Nội bạn đi theo hướng Quốc lộ 6A về phía Hà Đông. Khi đến Ba La thì rẽ trái vào Quốc lộ 21B. Đi tiếp khoảng 10km sẽ gặp cổng xã Phương Trung và biển chỉ dẫn đến làng Chuông.

Làng nón Chuông - Làng nghề nức tiếng nơi Hà Thành

Xe buýt:

Xe buýt sẽ là một lựa chọn khá tốt và tiện lợi để tham quan ngôi làng cổ kính này vì đầu cổng làng đều có những điểm dừng đỗ xe. Sẽ có các tuyến đi như 103A, 103B hoặc tuyến 78, 91 đi qua điểm bus làng Chuông Thanh Oai

4. Đến làng nón Chuông có gì thú vị ?

4.1. Khám phá quy trình làm nên những chiếc nón lá nổi tiếng

Điều đầu tiên mà các du khách nhất định phải trải nghiệm chính là tìm đến đình làng nhà các nghệ nhân trong làng để tìm hiểu quá trình tạo nên những chiếc nón lá làng Chuông có gì khác biệt . Đi sâu vào trong làng những ngôi nhà nhỏ san sát nhau, đâu đâu cũng vang lên tiếng khua kim, tiếng lá cọ xào xạc. 

Làng nón Chuông - Làng nghề nức tiếng nơi Hà Thành

Quy trình làm nón ở đây rất tỉ mỉ và công phu. Từ khâu chọn lá, phơi lá, vò lá, đến khâu se cước, khâu nón, hun nón, tất cả đều được làm thủ công bằng tay. Mỗi chiếc nón được hoàn thành là cả một tâm huyết của người thợ.

Làng nón Chuông - Làng nghề nức tiếng nơi Hà Thành

Điều đặc biệt làm nên thương hiệu nón lá làng Chuông chính là độ bền và sự tinh tế. Nón được làm từ những nguyên liệu tự nhiên, có khả năng chống nắng, chống mưa rất tốt. Nón có nhiều kiểu dáng và màu sắc đa dạng, phù hợp với mọi lứa tuổi và sở thích.

Làng nón Chuông - Làng nghề nức tiếng nơi Hà Thành

Đến với làng nón Chuông xưa cũ , bạn không chỉ được tham quan quy trình làm nón mà còn có thể tự tay làm cho mình một chiếc nón ưng ý. Đây sẽ là một trải nghiệm thú vị và đáng nhớ dành cho bạn.Và đừng quên mua cho mình một vài chiếc nón để làm quà lưu niệm nhé! Nón Chuông sẽ là một món quà ý nghĩa và độc đáo dành cho người thân và bạn bè của bạn. 

4.2. Tham gia lễ hội Làng Chuông

Lễ hội làng nón Chuông Thanh Oai được tổ chức vào ngày mùng 10 tháng 3 âm lịch hàng năm, là một trong những lễ hội truyền thống thu hút đông đảo người dân và du khách đến tham dự. Lễ hội diễn ra trong 3 ngày với nhiều hoạt động văn hóa đặc sắc, thể hiện nét đẹp văn hóa truyền thống của làng quê Việt Nam.

lang non Chuong 11

Mở đầu lễ hội làng nón Chuông Thanh Oai là phần lễ rước kiệu. Kiệu được rước từ đình làng đi qua các ngả đường trong làng, thể hiện lòng thành kính đối với các vị thần linh và cầu mong cho một năm mới bình an, công việc thuận lợi, quốc thái dân an.

lang non Chuong 12

Tiếp theo là phần hội với nhiều trò chơi dân gian hấp dẫn như đánh cờ người, thi nấu cơm hay kéo co – trò chơi thể hiện rõ nét tinh thần tập thể, đoàn kết của người dân trong làng đã được hình thành và phát triển qua biết bao thế hệ.

lang non Chuong 13

Ngoài ra, trong lễ hội còn có các hoạt động khác như dâng hương tại đình làng để thể hiện lòng thành kính đối với các vị thần linh. Đây cũng là cơ hội để du khách thưởng thức các món ăn đặc sản của làng như quả oản, cơm lam, bánh nếp, bánh tẻ, xôi khúc,…

lang non Chuong 14

Lễ hội tại làng nón Chuông là một nét đẹp văn hóa truyền thống đáng tự hào để tôn vinh công lao của các vị cha ông đi trước. Du khách hãy thử trải nghiệm một lần hoạt động đầy thú vị mà vô cùng ý nghĩa này nhé !

4.3. Dạo quanh họp chợ nón làng Chuông 

Làng nghề cổ này không chỉ nổi tiếng với nghề làm nón lá truyền thống mà còn có chợ làng nón Chuông nhộn nhịp, đông vui thu hút du khách thập phương.

lang non Chuong 15

Chợ nón không họp thường xuyên mà chỉ họp sáu phiên trong một tháng, vào các ngày mùng 4, 10, 14, 20, 24 và 30 âm lịch. Chợ mở từ khá sớm, khoảng 5j30 sáng 6 giờ sáng, khi sương giăng còn mờ ảo. Không khí quanh chợ lúc này nhộn nhịp, tấp nập với tiếng người mua kẻ bán, tiếng rao hàng vang vọng.

lang non Chuong 16

Chợ phiên tại làng nón Chuông chủ yếu bán nón cùng một số nguyên vật liệu đan nón như lá cọ, tre, khung nón, dây cước… Nón được bày bán đa dạng về kiểu dáng, kích thước và màu sắc, đáp ứng nhu cầu của người mua. Đến với khu chợ cổ của làng nón Chuông, du khách không chỉ được mua sắm những chiếc nón đẹp mà còn có cơ hội trải nghiệm không khí náo nhiệt, tấp nập của một phiên chợ quê truyền thống.

lang non Chuong 17

Một lưu ý cho du khách là phiên chợ kết thúc khá sớm đến khoảng 9h sáng là đã vãn khách rồi nên mọi người để ý thời gian di chuyển để kịp giờ phiên chợ nhé.

4.4. Check in đẹp mê đắm tại làng Chuông

Dạo quanh làng chuông nón lá, du khách có thể dễ dàng bắt gặp những hình ảnh đẹp như tranh vẽ: những chiếc nón lá được phơi trên mái nhà, những nghệ nhân đang tỉ mỉ làm nón, những đứa trẻ hồn nhiên chơi đùa trên sân nhà.

lang non Chuong 18

Làng Chuông còn là một điểm đến lý tưởng cho những ai yêu thích chụp ảnh. Nơi đây có rất nhiều góc sống ảo đẹp lung linh như: những con hẻm, bức tường rêu phong, giếng nước cổ,… Đây đều là nơi lý tưởng để chụp những bức ảnh vintage.

lang non Chuong 19

Cổng làng cổ kính với mái ngói cong cong là một trong những điểm check-in không thể bỏ qua khi đến làng nón Chuông. Du khách có thể khám phá điểm đến cực kì cổ kính là  Đình làng Chuông Thanh Oai được xây dựng từ thế kỷ 17, là nơi lưu giữ nhiều giá trị văn hóa lịch sử.

lang non Chuong 20

Tico Travel gợi ý bạn nên mặc những trang phục như áo dài hoặc những loại cổ phục để có thể phù hợp với khung cảnh nhất và cho ra những tấm ảnh mang đậm dấu ấn văn hóa và lịch sử dân tộc nhé !

5. Một vài lưu ý khi tham quan làng nón Chuông

Làng nón Chuông Thanh Oai – Nơi lưu giữ hồn quê Việt Nam giữa lòng thủ đô nhộn nhịp, là điểm đến lý tưởng cho những ai yêu thích văn hóa truyền thống và mong muốn tìm kiếm sự thanh bình trong tâm hồn. Để hành trình khám phá làng nghề thêm trọn vẹn, hãy cùng bỏ túi những lưu ý sau đây:

5.1. Thời điểm 

Làng nón Chuông đẹp nhất vào mùa thu, khi tiết trời mát mẻ và hoa sữa Hà Nội nở rộ. Tuy nhiên, bạn có thể đến đây vào bất kỳ thời điểm nào trong năm để cảm nhận nét đẹp riêng của làng quê.

5.2. Tìm hiểu về làng nghề

Trước khi đến làng nón Chuông, bạn nên tìm hiểu một số thông tin cơ bản về lịch sử, văn hóa và nghề làm nón của làng. Điều này sẽ giúp bạn có thêm hứng thú và hiểu rõ hơn về giá trị của làng nghề.

5.3. Giao tiếp và ứng xử đúng mực

  • Người dân làng Chuông Thanh Oai rất thân thiện và mến khách. Hãy luôn giữ thái độ lịch sự và tôn trọng khi giao tiếp với họ.
  • Nên hỏi giá trước khi mua bất kỳ sản phẩm nào.
  • Giữ gìn vệ sinh chung và có ý thức bảo tồn văn hóa làng.

Trên đây, Tico Travel đã cùng du khách tìm hiểu một cách tổng quan nhất về những điều đặc biệt cũng như các hoạt động tại làng nghề nón cổ truyền làng nón Chuông Thanh Oai. Hãy mau chóng sắp xếp lịch trình của mình để tham gia lễ hội lớn nhất của làng sắp tổ chức vào thời gian tới nhé!