default facebook pixel
Lễ hội Quảng Bình – Không gian văn hóa rộng mở giữa thiên nhiên - Ảnh đại diện

Lễ hội Quảng Bình – Không gian văn hóa rộng mở giữa thiên nhiên

25/05/2022

Dẫn lối du khách khám phá thiên nhiên Quảng Bình cũng đã nhiều rồi. Hôm nay xin “đổi gió” một chút nhé. Tico Travel sẽ dẫn bạn đặt chân lên hành trình khám phá top 10 lễ hội Quảng Bình mà bạn nên tham gia ít nhất một lần trong đời. Cùng đi thôi nào!

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM:

Top 10 resort Quảng Bình đẹp sang trọng gần trung tâm thành phố

1. Giới thiệu về mảnh đất Quảng Bình

Quảng Bình là một tỉnh nằm trải dọc trên mảnh đất Bắc Trung Bộ. Như đã nói, mảnh đất “địa linh nhân kiệt” này được thiên nhiên vô cùng ưu đãi, có núi, có biển, có rừng, có hang động rộng lớn nên Quảng Bình mang trong mình một tiềm năng phát triển du lịch có thể nói là vô hạn. 

Lễ hội Quảng Bình: Không gian văn hóa rộng mở giữa thiên nhiên

Vì là mảnh đất nằm ở miền Trung của nước ta nên nền văn hóa địa phương tại Quảng Bình là sự giao thoa văn hóa giữa hai miền Nam Bắc nhưng vẫn giữ trong mình những nét riêng biệt, đặc trưng để không bị hòa lẫn.

Mang trong mình một bề dày lịch sử, trải qua những giai đoạn lẫy lừng của dân tộc, Quảng Bình vẫn luôn thân thương như thế, vẫn luôn dang rộng vòng tay đón du khách vào lòng. 

Xem thêm: Hang Én: Một Quảng Bình ngút ngàn bên kỳ quan thiên nhiên của thế giới

2. Vị trí địa lý và hướng dẫn di chuyển tới Quảng Bình

2.1. Vị trí địa lý

Như đã nói, Quảng Bình là một tỉnh thuộc miền Trung nước ta, cụ thể là vùng Bắc Trung Bộ, nằm phía Bắc của dãy núi Bạch Mã – ranh giới phân chia Bắc Trung Bộ và Nam Trung Bộ. 

Tỉnh Quảng Bình phía bắc giáp với tỉnh Hà Tĩnh, phía Nam giáp với tỉnh Quảng Trị, phía Tây giáp với lào và phía Đông được bao bọc bởi biển Đông. 

Lễ hội Quảng Bình: Không gian văn hóa rộng mở giữa thiên nhiên

2.2. Hướng dẫn di chuyển tới Quảng Bình

Tỉnh Quảng Bình nằm cách thủ đô Hà Nội khoảng 500 km về phía Bắc và cách TP. HCM khoảng 1200km về phía Nam nên đối với du khách phía Bắc có lẽ sẽ dễ dàng và tiết kiệm chi phí để di chuyển để tỉnh Quảng Bình hơn những du khách miền Nam. 

Đối với du khách miền Bắc và các tỉnh lân cận, du khách có thể lựa chọn di chuyển bằng xe khách hoặc tàu hỏa nhưng lưu ý một chút là thời gian di chuyển sẽ khá dài, dao động trong khoảng 9 đến 10 tiếng đồng hồ.

Hoặc nếu muốn tiết kiệm thời gian, du khách hoàn toàn có thể lựa chọn di chuyển bằng máy bay từ sân bay Nội Bài (TP. Hà Nội) hoặc bất cứ sân bay nào có đường bay tới sân bay Đồng Hới (tỉnh Quảng Bình), thời gian di chuyển sẽ chưa tới 2 giờ đồng hồ. 

Còn đối với du khách miền Nam, cách di chuyển nhanh nhất cũng sẽ là di chuyển trên chuyến bay từ sân bay Tân Sơn Nhất (TP. HCM) hoặc từ bất cứ sân bay nào có đường bay tới sân bay Đồng Hới (tỉnh Quảng Bình), thời gian di chuyển sẽ chỉ hơn 2 giờ đồng hồ một chút, sẽ tiết kiệm được rất nhiều thời gian cho du khách. 

Xem thêm: Đặc sản Quảng Bình – top 30 món ngon hấp dẫn không thể bỏ lỡ

3. Top 10 lễ hội Quảng Bình không thể bỏ lỡ

3.1. Lễ hội Quảng Bình cầu ngư

Lễ hội Quảng Bình nổi tiếng nhất chắc chắn phải nhắc ngay đến cái tên cầu ngư rồi. Lễ hội này vinh dự được chính thức công nhận là di sản văn hóa phi vật thể Quốc Gia vào ngày 30/10/2018.

Việc công nhận này không chỉ muốn bảo vệ nét đẹp trong văn hóa tâm linh của tỉnh Quảng Bình mà cũng còn để góp phần thúc đẩy du lịch tỉnh phát triển hơn nữa. 

Lễ hội Quảng Bình: Không gian văn hóa rộng mở giữa thiên nhiên

Lễ hội cầu ngư thường được ngư dân các làng biển của Quảng Bình tổ chức vào dịp tháng Giêng âm lịch hàng năm để tưởng nhớ ơn đức của cá Ông, cá Bà và đồng thời cũng để mong cầu cho trời yên biển lặng, mưa thuận gió hòa, nhiều tôm nhiều cá để ngư dân ấm no và có cuộc sống ổn định hơn.

Bên cạnh đó, lễ hội cầu ngư còn để cầu mùa, cầu phúc, cầu thiện, cầu an, cầu lành, cầu cho thiên nhiên thuận hòa, đất nước thanh bình, làng xã yên vui và nhà nhà hạnh phúc nữa. 

Lễ hội Quảng Bình này cũng được chia thành hai phần là phần lễ và phần hội. Phần lễ chính là những nghi thức diễn tế cũng như nghi thức rước kiệu.

Sau phần lễ chính là phần hội bao gồm các hoạt động vui chơi, thể thao và văn nghệ. Lúc này sẽ là lúc diễn ra những trò chơi dân gian quen thuộc như lắc thúng, đua thuyền, đan lưới,… Ngoài ra còn có những hoạt động vui chơi khác nữa như bóng đá trên bãi biển, hay hội thi ẩm thực,…

  • Địa điểm: Linh Ngư Miếu, làng biển Cảnh Dương, huyện Quảng Trạch, tỉnh Quảng Bình
  • Thời gian tổ chức: rằm tháng Giêng âm lịch 

3.2. Lễ hội Quảng Bình cầu mùa

Lễ hội Quảng Bình cầu mùa còn được người dân địa phương gọi với cái tên quen thuộc hơn là lễ hội cầu mùa Bảo Ninh. Tương truyền, ở xã Bảo Ninh xưa rất thường xuyên diễn ra nhiều chuyện cá voi giúp ngư dân và quân lính nhà Nguyễn thoát khỏi phong ba bão táp một cách kỳ lạ, khiến ngư dân vô cùng kính phục và tôn trọng cùng biết ơn cá voi như một linh thần nên đã kính cẩn gọi là Cá Ông.

Lễ hội này được tổ chức nhằm cầu mùa, cầu an, cầu mong các đấng linh thiêng sẽ phù hộ cho mùa màng bội thu, sản vật phong phú và con người ăn nên làm ra.

Lễ hội Quảng Bình: Không gian văn hóa rộng mở giữa thiên nhiên

Lễ hội này cũng được diễn ra với hai phần: phần lễ và phần hội. Phần lễ sẽ mở đầu với nghi lễ rước cốt cá Ông từ làng về đình và có diễn “hò khoan, chèo cạn, múa bông” – một nghi lễ vô cùng nổi tiếng khi nhắc đến lễ hội cầu mùa Bảo Ninh.

Sau đó là những hoạt động khác như thả thuyền giấy, thả cá giấy và lời cầu khấn của làng nghề đánh cá về một mùa màng bội thu. Tiếp đến là phần hội có những hoạt động vui chơi giải trí diễn ra, đặc biệt trong đó là hội đua thuyền giữa 6 làng với nhau. 

  • Địa điểm: làng biển Bảo Ninh, TP. Đồng Hới, tỉnh Quảng Bình
  • Thời gian tổ chức: 14/4 đến 16/4 âm lịch

3.3. Lễ hội Quảng Bình đua thuyền

Một lễ hội Quảng Bình nổi tiếng không kém lễ hội cầu ngư chắc chắn sẽ gọi tên lễ hội đua thuyền Lệ Thủy Quảng Bình. Lễ hội đua thuyền này là lễ hội truyền thống trên sông Kiến Giang, huyện Lệ Thủy (Quảng Bình), được coi là hoạt động văn hóa, thể dục thể thao được tổ chức thường niên với mục đích khơi dậy tinh thần đoàn kết trên mảnh đất Quảng Bình thân thương. Ngày 30/4/2022, lễ hội đua thuyền này cũng đã được chính thức công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể cấp Quốc gia. 

Thực chất, lễ hội này được xuất phát từ hội bơi, đua của làng với mục đích cầu cho mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu cũng như thi thố sức trai, sức gái để chuẩn bị vật lộn với mùa mưa bão đang đến gần, như muốn thể hiện con người sẽ không bị khuất phục trước thiên nhiên khắc nghiệt.

Lễ hội đua thuyền thường có nhiều đội tham gia tranh tài. Mỗi đội có 30 vận động viên và sẽ đua tranh trên đường đua dài khoảng 12,5 km và về đích trước Tượng đài Mẹ Suốt.

Ngoài ra, lễ hội Quảng Bình đua thuyền này cũng là dịp để quảng bá và giới thiệu đến du khách nét đẹp văn hóa truyền thống của ngư dân miền biển Đồng Hới cũng như đồng thời bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa đặc sắc của địa phương.

  • Địa điểm: sông Kiến Giang, huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình
  • Thời gian tổ chức: ngày 2/9 

3.4. Lễ hội Quảng Bình trỉa lúa

Lễ hội Quảng Bình này còn có tên gọi khác là lễ hội lấp lỗ. Lễ hội này là một trong những lễ hội đặc trưng của đồng bào dân tộc Bru – Vân Kiều sinh sống tại mảnh đất Quảng Bình này. Lễ hội này cũng đã được đưa vào danh mục Di sản văn hóa phi vật thể cấp Quốc gia. 

Lễ hội trỉa lúa được xem là lễ hội quan trọng nhất trong đời sống tín ngưỡng và sinh hoạt cộng đồng của đồng bào Bru – Vân Kiều.

Lễ hội Quảng Bình: Không gian văn hóa rộng mở giữa thiên nhiên

Bởi thần Lúa được coi là vị thần quan trọng nhất, vị thần này không chỉ cứu vớt loài người trong trận lũ lụt lớn mà còn mang lại ấm no hạnh phúc cho dân tộc họ.

Lễ hội này được tổ chức với mục đích nhằm mượn hình ảnh cây lúa trỉa xuống đất mà mong cầu cho thần Lúa sẽ bảo hộ cho sự sinh sôi nảy nở của hạt lúa cho tới ngày thu hoạch. 

Trước khi lễ hội Quảng Bình này diễn ra, đồng bào dân tộc Bru – Vân Kiều sẽ phải chọn ra một con vật để hiến sinh. Sau khi già làng – người đứng đầu của làng, thông báo khai lễ, người dân sẽ đứng thành vòng tròn xung quanh sinh vật hiến sinh.

Già làng lúc này sẽ đứng ở giữa và đọc lời khấn xin một mùa màng bội thu. Sau lời khấn, một số người dân bản trên vai đeo gùi, tay cầm gậy chọc lỗ sẽ đi xung quanh bãi đất để thực hiện nghi thức gieo hạt. Sau khi hoàn thành nghi lễ cúng bái, tất cả dân bản sẽ cùng quây quần bên những mâm cỗ.

Sau khi đã ăn uống xong thì sẽ tiếp tục đến phần hội với những trò chơi dân gian truyền thống và ca nhạc văn nghệ để thắt chặt tinh thần đoàn kết của người dân trong bản. 

  • Địa điểm: xã Trường Sơn, huyện Quảng Ninh, tỉnh Quảng Bình
  • Thời gian tổ chức: 11/7 đến 14/7 âm lịch

Xem thêm: Cháo canh Quảng Bình – Đặc sản gây thương nhớ

3.5. Lễ hội Quảng Bình hang động

Vì mảnh đất Quảng Bình rất được thiên nhiên ưu đãi cho những hang động vô cùng hùng vĩ và xinh đẹp nên lễ hội hang động Quảng Bình cũng là một lễ hội thu hút đông đảo du khách thập phương.

Lễ hội Quảng Bình này được tổ chức với một chuỗi những hoạt động với mục đích quảng bá cho du lịch Quảng Bình cũng như những nét đẹp văn hóa địa phương. 

Lễ hội Quảng Bình: Không gian văn hóa rộng mở giữa thiên nhiên

Đến với lễ hội này, du khách sẽ được thưởng thức những màn trình diễn mãn nhãn cũng như được trải nghiệm những hoạt động nghệ thuật đường phố khác và có cơ hội được tìm hiểu sâu hơn về du lịch, về văn hóa và về những di sản của tỉnh Quảng Bình.  

  • Địa điểm: quảng trường biển Bảo Ninh, TP. Đồng Hới, tỉnh Quảng Bình
  • Thời gian tổ chức: cuối tháng 7 – đầu tháng 8

Xem thêm: Vinpearl Quảng Bình: Viên Ngọc Sáng Giữa Lòng Thành Phố

3.6. Lễ hội Quảng Bình bài chòi

Nhắc đến lễ hội Quảng Bình thì chắc chắn cũng sẽ có nhiều du khách nhắc về lễ hội bài chòi cho mà xem. Lễ hội này cũng được xem như là lễ hội khai màn cho một chuỗi lễ hội sẽ diễn ra gần như xuyên suốt năm tại tỉnh Quảng Bình thân thương. 

Bài chòi vốn là một hình thức vui chơi nhẹ nhàng, không nặng về thắng thua hay ăn tiền bạc nên người chơi cũng cảm thấy thoải mái và vui vẻ bởi vì không có sự phân biệt đối xử.

Lễ hội Quảng Bình: Không gian văn hóa rộng mở giữa thiên nhiên

Lễ hội bài chòi được tổ chức liên tục bởi tính chất giao lưu giải trí, mọi người đều muốn hòa mình vào không khí lễ hội ngày xuân và cũng không quá cầu kỳ trong khâu tổ chức, chỉ sử dụng các chòi tre được lợp bằng lá để người dân cùng xem hay cùng tham gia những trò chơi hoặc thưởng thức những màn biểu diễn nghệ thuật đặc sắc. 

  • Địa điểm: thôn Thượng, xã Võ Ninh, huyện Quảng Ninh, tỉnh Quảng Bình
  • Thời gian tổ chức: mùng 1 đến mùng 3 Tết âm lịch

3.7. Lễ hội Quảng Bình đập trống

Lễ hội đập trống Quảng Bình đã được Bộ VH, TT & DL chính thức công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể cấp Quốc gia. Lễ hội này là lễ hội quan trọng nhất của tộc người Ma Coong – một dân tộc thiểu số sinh sống tại Quảng Bình.

Lễ hội này không chỉ thu hút được những du khách thập phương mà còn thu hút cả những người dân của dân tộc thiểu số khác cũng sinh sống tại Quảng Bình kéo về. 

Theo truyền thuyết từ xa xưa của người dân tộc Ma Coong, vùng đất của người Ma Coong đang sinh sống xuất hiện một con khỉ ác màu vàng.

Hàng đêm nó thường vào rẫy của bà con dân bản để ăn ngô, phá lúa và cây trái của bà con. Từ khi có khỉ ác xuất hiện, người Ma Coong liên tục mất mùa đói kém, đau ốm triền miên.

Nên người dân trong bản đã tổ chức lễ hội này nhằm cầu trời đất cho mưa thuận gió hòa, nương rẫy được tươi tốt, bản làng được ấm no và khỏe mạnh, gia súc không bị dịch bệnh. Đây cũng là ngày dành riêng cho những đôi trai, gái trong bản được gặp gỡ, hẹn hò tình tứ với nhau nữa.

  • Địa điểm: bản Cà Roòng, xã Thượng Trạch, huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình 
  • Thời gian tổ chức: 16 tháng Giêng âm lịch

Xem thêm: Taxi Quảng Bình: Những hãng taxi uy tín cho chuyến du lịch

3.8. Lễ hội Quảng Bình chèo cạn, múa bông

Trên hành tình khám phá những lễ hội đặc sắc của tỉnh Quảng Bình thì chắc chắn du khách không thể bỏ qua lễ hội Quảng Bình chèo cạn, múa bông được rồi.

Đây cũng là lễ hội đặc trưng của tỉnh Quảng Bình mà hiếm nơi nào khác có thể có được. Vậy nên lễ hội chèo cạn, múa bông tại tỉnh Quảng Bình cũng đã được công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể cấp Quốc gia.

Lễ hội này được tổ chức với ý nghĩa cầu mong một mùa màng bội thu, một năm bình an cùng với sức khỏe cho người dân địa phương. 

  • Địa điểm: TP. Đồng Hới, tỉnh Quảng Bình
  • Thời gian tổ chức: giữa tháng 4 âm lịch

3.9. Lễ hội Quảng Bình rước thần ở đình làng 

Lễ hội rước thần ở đình làng cũng là một trong những lễ hội Quảng Bình nổi bật. Lễ hội này cũng có thể được gọi là lễ hội Thành hoàng làng.

Thành hoàng làng thường là những người có công với làng xã, với đất nước và sẽ hiển linh phù hộ bình an cho người dân trong làng đó.

Ở mỗi làng, xuất thân của Thành hoàng làng lại khác nhau nên lễ hội này cũng là nét đặc trưng linh thiêng riêng biệt của mỗi làng xã khác nhau tại địa phương. 

  • Thời gian tổ chức: đầu xuân năm mới

Xem thêm: Kinh nghiệm Du lịch Quảng Bình – chi tiết từ A đến Z cho hội xê dịch

3.10. Lễ hội Quảng Bình rằm tháng ba Minh Hóa

Đây cũng là lễ hội Quảng Bình cuối cùng khép lại hành trình ngày hôm nay rồi. Lễ hội này được tổ chức cũng là dịp để những dân tộc cùng sinh sống trên mảnh đất Quảng Bình được gặp gỡ và giao lưu với nhau, để cùng chia sẻ về những nét văn hóa độc đáo của nhau cũng như để huyện Minh Hóa có thể quảng bá nét đẹp du lịch địa phương tới với bạn bè trong nước và quốc tế. 

Lễ hội này sẽ có lễ dâng hương tại Thác Bụt và hội rằm tháng Ba truyền thống tại chợ Quy Đạt. Bên cạnh đó còn có rất nhiều hoạt động thể thao giải trí được tổ chức nhưng bóng chuyền, bóng đá,.. cũng như những trò chơi dân gian truyền thống để người dân địa phương cũng như du khách có dịp trải nghiệm.

  • Địa điểm: huyện Minh Hóa, tỉnh Quảng Bình 
  • Thời gian tổ chức: 10/3 đến 15/3 âm lịch

Vậy là cùng với Tico Travel, du khách lại được khám phá nét đẹp văn hóa của mảnh đất Quảng Bình thân thương cùng với top 10 lễ hội Quảng Bình rồi. Hi vọng với những chia sẻ chi tiết trên, du khách sẽ có được những thông tin bổ ích để chuẩn bị thật tốt cho hành trang khám phá mảnh đất quê hương của vị đại tướng vĩ đại Võ Nguyên Giáp của dân tộc nhé! 

Truy cập resort Quảng Bình của Tico Travel để book phòng với giá ưu đãi nhất nhé.

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM: 

Bỏ túi kinh nghiệm du lịch Vũng Tàu chi tiết nhất

Cẩm nang du lịch Phú Quốc từ A đến Z hot nhất năm

Bỏ túi Kinh Nghiệm Du Lịch Hội An chi tiết nhất

Kinh nghiệm du lịch Nha Trang chi tiết từ A-Z mới nhất

Bùi Minh Đức
Chào mọi người mình là Minh Đức!!! Yêu du lịch nên Đức thích khám phá thật nhiều địa điểm, gặp những người dân nồng hậu, chất phác, trải nghiệm những nền văn hóa khác nhau. Sau mỗi chuyến đi, Đức muốn chia sẻ những kinh nghiệm và kiến thức của mình với mọi người từ cách lên kế hoạch từ những địa điểm ăn uống, cho đến những địa điểm du lịch thú vị nhất và nhiều hơn nữa. Đức tin rằng những chia sẻ của mình sẽ giúp mọi người có những kỷ niệm thật đẹp nơi vùng đất mà bạn đặt chân tới và lưu lại những khoảnh khắc thật đáng nhớ bên bạn bè và người thân. Đồng hành cùng Đức nhé!