Nhắc đến Ninh Thuận là người ta sẽ nhớ ngay đến hình ảnh tháp Chàm Ninh Thuận với vẻ đẹp vượt thời gian cùng lối kiến trúc vô cùng độc đáo. Không chỉ thế, nơi đây còn được ví như “viên ngọc sáng” của nền văn minh Chăm cổ xưa. Vậy nơi đây có gì thú vị, hãy cùng theo chân Tico Travel khám phá một vòng “viên ngọc sáng” của nền văn minh Chăm-pa này xem sao nhé!
✅Vị Trí | ⭐Đồi Trầu, phường Đô Vinh, thành phố Phan Rang – Tháp Chàm, tỉnh Ninh Thuận |
✅Nổi Bật | ⭐Thiết kế phòng sang trọng và đồ nội thất cao cấp |
✅Sức chứa | ⭐ Hơn 30 người/ căn |
✅ Tiện Ích Ngoài Trời | ⭐ Hồ bơi rộng đẹp và không gian vui chơi thoáng mát, phòng bếp cung cấp đầy đủ đồ dùng nấu bếp , tiệc BBQ… |
CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM:
Top 11 resort Ninh Thuận giá rẻ có hồ bơi đẹp nhất gần vịnh Vĩnh Hy
Đôi nét giới thiệu về tháp Chàm Ninh Thuận
Là một vùng đất khô cằn đầy nắng gió, Ninh Thuận luôn mê hoặc lòng người bởi vẻ đẹp hoang sơ, trù phú được thiên nhiên ưu ái ban tặng. Không chỉ có biển cả xanh thẳm, nơi đây còn có những di tích lịch sử quý giá, hội tụ tinh hoa của nền văn hóa cổ xưa Cham-pa. Đó chính là “vương quốc cổ Chăm” nổi tiếng tháp Chàm Ninh Thuận.
Quần thể tháp Chàm hay còn được gọi với cái tên là tháp Poklong Garai, chỉ chung cho cụm di tích 3 tháp là tháp chính, tháp lửa và tháp cổng vẫn còn nguyên vẹn cho đến nay. Quần thể tháp Chàm cổ kính, tráng lệ đã được công nhận là di tích kiến trúc nghệ thuật và điêu khắc Chămpa.
Di tích tháp Pô Klong Garai được xây dựng vào khoảng cuối thế kỷ 13 – đầu thế kỷ 14. Đây là nơi thờ tự và ghi nhớ công ơn của vị vua Pôklông Garai (1151 – 1205) – người đã có công lao to lớn đối với dân tộc Chăm từ những ngày đầu khai khẩn.
Khi tới tháp Chăm ở Ninh Thuận, du khách sẽ được chiêm ngưỡng sự độc đáo của nghệ thuật điêu khắc tháp Chăm cổ cùng nét đẹp con người tại mảnh đất Ninh Thuận thân thương.
Tháp Chàm Ninh Thuận ở đâu?
Tháp Chàm tọa lạc tại Đồi Trầu, phường Đô Vinh, thành phố Phan Rang – Tháp Chàm, tỉnh Ninh Thuận. Nằm gần quốc lộ 27A, cách trung tâm thành phố Phan Rang – Ninh Thuận khoảng 8km về phía Tây Bắc.
Để đến tham quan nơi đây, du khách có thể đi bằng phương tiện xe máy, ô tô, tàu hỏa hoặc là máy bay.
Hướng dẫn di chuyển đến Tháp Chàm Ninh Thuận
Nếu đang lo lắng về vấn đề di chuyển đến tháp Chàm thì bạn đừng lo vì đường đi rất dễ dàng.
Từ Sài Gòn mà muốn đến tháp Chàm Ninh Thuận sẽ phải di chuyển với khoảng cách là hơn 300km thì bạn có rất nhiều lựa chọn để di chuyển tới đây như: xe ô tô, xe máy, tàu hỏa, máy bay.
Bạn nên sử dụng xe máy hoặc ô tô để di chuyển, điều này sẽ giúp các bạn được trải nghiệm, khám phá mọi ngóc ngách, cảnh đẹp trong suốt dọc đường đi đó. Vừa chủ động lịch trình mà có không gian riêng thoải mái thì thật tuyệt, phải không nào?
- Cung đường dành cho phương tiện ô tô:
Từ nội thành Thành phố Hồ Chí Minh, bạn bắt đầu di chuyển theo hướng hầm Thủ Thiêm, tiến vào cao tốc TP HCM – Long Thành – Dầu Giây sau đó bạn rẽ vào quốc lộ 1 rồi tiếp tục di chuyển đến thị xã Long Khánh – Đồng Nai. Sau khi đến đây, bạn sẽ rẽ tắt vào đường Hồ Xuân Hương rồi đi theo hướng quốc lộ 1 khoảng 40km nữa là bạn sẽ vào đến địa phận tỉnh Bình Thuận. Từ đầu tỉnh Bình Thuận bạn tiếp tục di chuyển theo hướng quốc lộ 1 khoảng 30km nữa là đến thành phố Phan Rang – Tháp Chàm.
- Cung đường dành cho cả phương tiện ô tô và xe máy: Từ Sài Gòn, bạn xuất phát theo hướng cầu Sài Gòn rồi đi vào xa lộ Hà Nội đến cầu vượt ngã tư Vũng Tàu. Tiếp sau đó, bạn đi theo hướng đường Võ Nguyên Giáp và đi vào quốc lộ 1. Đi vào quốc lộ 1 khoảng 25km nữa, bạn sẽ đến thị xã Long Khánh – Đồng Nai. Bạn tiếp tục di chuyển theo hướng dẫn ở lộ trình 1 để đến Phan Rang – Tháp Chàm.
- Phương tiện tàu hỏa: Tàu hỏa là sự lựa chọn lý tưởng cho bạn để vừa đảm bảo sức khỏe vừa không phải lo ăn uống dọc đường. Trên hành trình đến với tháp Chàm Ninh Thuận bằng tàu hỏa, bạn sẽ phải di chuyển với chặng đường 318km và mất khoảng 4 giờ cho lộ trình này. Hiện nay, giá vé dao động từ 101.000đ/vé – 638.000đ/vé tùy thuộc các loại toa ghế khác nhau.
- Phương tiện xe khách:
Bạn có thể lựa chọn ô tô khách để bắt đầu hành trình đến với tháp Chàm Ninh Thuận. Từ bến xe Miền Đông, có rất nhiều các nhà xe có lộ trình đến tháp Chàm như: nhà xe Quê Hương, Tuấn Tú, Hoàng Anh,…để bạn lựa chọn. Giá vé dao động từ 170.000đ – 320.000đ tùy từng hàng xe và chất lượng phục vụ.
Thông thường, các nhà xe sẽ đón bạn từ khoảng 17h trở đi và sẽ trả khách tại bến xe Phan Rang vào lúc 4 giờ sáng. Sau khi đến bến xe Phan Rang, bạn tiếp tục lựa chọn taxi hoặc xe máy cho chuyến đi của mình.
- Phương tiện hàng không (máy bay):
Tỉnh Ninh Thuận hiện không có sân bay, vì vậy bạn phải mua vé ở sân bay Tân Sơn Nhất để đi Cam Ranh. Sau khi tới được Cam Ranh bạn tiếp tục lựa chọn đi tàu hoặc xe khách để tới Ninh Thuận. Giá vé sẽ dao động từ 1.353.840đ – 2.552.000 đ, tùy vào từng hãng máy bay và loại vé mà bạn lựa chọn.
Giá vé tham quan Tháp Chàm Ninh Thuận
Khi vào tham quan di tích tháp Chàm Ninh Thuận, du khách sẽ phải mua vé tham quan và trả phí thuê đồ để check-in sống ảo nếu có nhu cầu. Giá vé hiện nay khi tham quan và giá tiền thuê đồ ở mức rất rẻ, chỉ bằng một cốc trà sữa.
- Giá vé tham quan khu di tích Poklong Garai sẽ là 15.000đ/người lớn
- Giá thuê đồ check-in là 50.000đ/người
Ngoài ra, khi tới đây du khách có thể mua những món đồ lưu niệm tại quầy lưu niệm có sẵn. Các món đồ mang đậm văn hóa của người dân tộc Chăm mà không phải bất cứ nơi đâu cũng có bán. Chỉ với số tiền nhỏ, bạn đã sưu tầm được cho mình món đồ kỉ niệm quý giá khi đến với tháp Chàm Ninh Thuận rồi.
Kiến trúc độc đáo của Tháp Chàm Ninh Thuận
Tháp Chàm gồm 3 ngôi tháp đó là: tháp chính (tháp Kalan), tháp cổng (tháp Gopura) và tháp hỏa (Kosagrha). Toàn bộ kiến trúc đều được xây dựng bằng gạch nung màu đỏ sẫm và kết dính với nhau bằng dầu rái. Khi càng lại gần, bạn sẽ được chiêm ngưỡng rõ nét những đường nét kiến trúc tinh tế, độc đáo.
Tháp Chính – tháp Kalan
Nằm trong quần thể di tích tháp Chàm, tháp Kalan là tòa tháp lớn nhất và là nơi để thờ vua. Tháp có chiều cao là 20,5 mét, gồm nhiều tầng lặp lại và nhọn dần khi lên đỉnh. Trên đỉnh tháp được đặt biểu tượng Mukhalinga – biểu tượng của chúa trời, thần Shiva Hindu.
Tháp có 1 cửa chính hướng Đông, điêu khắc hình ảnh thần Siva và hai trụ đá khắc chữ Chăm cổ. Một điểm đặc biệt đó là xung quanh các góc của tháp Chính đều được gắn các tượng đá thú và biểu tượng lửa.
Tháp Cổng – Tháp Gopura
Tháp Cổng là 2 cửa thông nhau theo trục Đông – Tây. Tháp cao khoảng 9 mét và được khắc họa những hoa văn cầu kỳ. Nơi đây cũng là cổng ra vào hành lễ, cúng tế và tiếp đón khách của vua khi xưa.
Tháp Hỏa – tháp Kosagrha
Trong quần thể tháp Chàm Ninh Thuận, tháp Hỏa nằm ở phía Nam. Đây là nơi có kiến trúc đặc trưng của dân tộc Chăm-pa, mang dấu ấn rõ nét văn hóa Sa Huỳnh. Tháp Hỏa có chiều cao 9,31 mét, dài 8,18 mét và rộng 5 mét.
Kiến trúc của tòa tháp được thiết kế theo tín ngưỡng Bà La Môn. Hai mái tháp cong cong tựa chiếc thuyền. Tòa tháp Hỏa thường sẽ được chọn làm nơi cúng tế của tu sĩ, nơi để long bào cùng các vật dụng của vua Chăm Pa.
Tháp Chàm Ninh Thuận có gì độc đáo?
Tháp Chàm Ninh Thuận không chỉ đẹp về kiến trúc, bí ẩn về lịch sử mà còn có những trải nghiệm vô cùng mới lạ mà không nơi đâu có được. Hãy cùng xem xem đó là gì nhé!
Các lễ hội thú vị
Tháp Chàm được biết đến là “thiên đường” của các lễ hội và văn hóa người Chăm-pa. Du khách nên một lần tham gia vào lễ hội Katê – một lễ hội cúng tế lớn của người Chăm để dâng lên vua chúa lòng thành, sự tôn trọng và ghi nhớ công lao vua chúa cùng những người đã xây dựng nên tháp Chàm.
Một số lễ hội bạn nên tham gia để có trải nghiệm du lịch trọn vẹn tại tháp Chàm Ninh Thuận có thể kể đến như:
- Lễ hội Katê: tổ chức vào tháng 7 theo lịch Chăm
- Lễ hội tháp Poklong Garai: tưởng nhớ công ơn của vua Pôklông Garai
- Lễ đầu năm: lễ mở cửa tháp Pôklông Garai (tổ chức vào tháng Giêng lịch Chăm)
- Lễ cầu mưa: tổ chức vào tháng 4 theo lịch Chăm
- Lễ Chabun: lễ Cha trong tín ngưỡng người Chăm (tổ chức vào tháng 9)
Phượt tháp Chàm Ninh Thuận – địa điểm check-in siêu xịn
Tọa lạc trên ngọn đồi cao với khuôn viên rộng được bao quanh bởi cảnh sắc thiên nhiên trù phú sẽ là một điểm check-in vô cùng hoàn hảo. Mây trời trong xanh hòa quyện cùng núi đồi hoang sơ và kiến trúc cổ điển Chăm-pa, phượt tháp Chàm Ninh Thuận sẽ đem lại cho bạn những tấm ảnh để đời.
Thời điểm đi tháp Chàm Ninh Thuận diễn ra lễ hội Kate?
Nếu muốn tham quan tháp Chàm Ninh Thuận, bạn có thể đi vào bất kỳ mùa nào trong năm. Tuy nhiên, bạn nên đi vào tháng 7 âm lịch để có thể tham dự lễ hội Katê.
Lễ hội Kate sẽ bắt đầu từ ngày mùng 1 tháng 7 âm lịch hàng năm (trong 3 ngày) tại đền tháp Po Nagar, tháp Pô Klong Garai và tháp Pô Rôme. Bạn hãy ghi chú lại ngay thời điểm cũng như địa điểm diễn ra lễ hội nổi tiếng này nhé.
Một số lưu ý khi tham quan tháp Chàm Ninh Thuận
Tháp Chàm là một điểm du lịch mang tính tâm linh, là nơi thờ cúng rất tôn nghiêm của đồng bào Chăm. Bởi vậy, khi tham quan tháp Chăm ở Ninh Thuận, bạn cần phải chú ý đến một số điều quan trọng sau đây để tránh làm ảnh hưởng đến chuyến đi của mình nhé!
- Không cười đùa lớn tiếng, sử dụng từ ngữ thiếu tôn trọng nơi tôn nghiêm
- Không mặc quần, váy, áo ngắn và phản cảm khi đi tham quan
- Không viết, vẽ bậy lên gạch
- Không đốt nhang và để tiền trong lòng tháp vì hành động này không phù hợp với văn hóa Chăm-pa
Những điểm du lịch gần tháp Chàm bạn không nên bỏ qua
Mũi Đá Vách
- Vị trí: vịnh Vĩnh Hy, huyện Ninh Hải, tỉnh Ninh Thuận
Đến thăm Vịnh Vĩnh Hy – vịnh biển đẹp nhất nước ta thì không thể bỏ qua mũi Đá Vách. Trải qua thời gian hàng trăm năm, vẻ đẹp nơi đây vẫn giữ được nét tự nhiên, hoang sơ với nhiều đường nét kỳ lạ.
Hang Rái
- Vị trí: vịnh Vĩnh Hy, xã Vĩnh Hải, tỉnh Ninh Thuận
Hang Rái – điểm du lịch biển Ninh Thuận với những góc sống ảo sẽ khiến bạn phải thích thú ngay từ lần đầu đặt chân đến. Bờ biển này bao gồm rất nhiều tảng đá thấp và hang đá trải dài tạo nên khung cảnh đẹp mê hồn.
Vườn nho Ninh Thuận
- Địa chỉ vườn nho tham khảo:
- Vườn nho Thái An: thôn Thái An, xã Vĩnh Hải, Ninh Hải, Ninh Thuận
- Vườn nho Ba Mọi: thôn Hiệp Hòa, xã Phước Thuận, Ninh Phước, Ninh Thuận
- Giá vé tham quan: miễn phí
Đến với tháp Chàm Ninh Thuận mà lại không ghé thăm quan những vườn nho sai trĩu quả trên dọc đường đi thì quả là thiếu sót rất lớn. Đến thăm vườn nho, bạn sẽ có vô vàn những trải nghiệm thú vị như: ăn thử nho tươi tại vườn, mứt nho, thử rượu nho, check-in dưới vườn nho thỏa thích.
Ăn gì khi đi tháp Chàm Ninh Thuận?
Bạn sẽ phải ngạc nhiên khi thưởng thức những món ăn đặc sản ngon tuyệt cú mèo khi đến thăm tháp Chàm Ninh Thuận. Những món ăn ngon đó sẽ khiến bạn muốn ăn mãi không thôi. Hãy cùng Tico Travel tìm hiểu xem đó là món ngon gì nhé!
Cơm gà Phan Rang
Cơm gà Phan Rang là một món ngon tuyệt đỉnh. Gà tại Phan Rang là loại gà thả vườn mà vì vậy thịt dai, chắc và ăn rất thơm. Rưới thêm một chút nước mắm tỏi ớt giã nhuyễn hoặc muối ớt rang khô, món ăn sẽ khiến bạn no cả ngày dài.
Bánh căn – Bánh xèo
Đặt chân đến Ninh Thuận mà bỏ lỡ bánh căn và bánh xèo thì thật là tiếc nuối. Ăn bánh căn thì phải ăn bánh căn Phan Rang mới cảm nhận được hết độ ngon, độ thú vị của món ăn này.
Còn nói về bánh xèo Phan Rang thì khác hẳn hương vị bánh xèo Nam Bộ đó nha. Chiếc bánh vỏ vàng tươi, cắn vào là giòn rụm hòa cùng vị béo ngậy, thơm nức mũi. Chấm thêm một chút nước chấm chua ngọt thì ngon tuyệt.
Bánh canh chả cá
Đây là một món ăn quen thuộc mà mọi du khách đều phải ghé ăn thử khi có dịp tới thăm tháp Chàm Ninh Thuận. Tô bánh canh nóng hổi, nước lèo ngọt thơm, sợi bánh canh dai dai cùng những lát chả cá chiên vàng giòn, chả cá hấp, màu xanh của lá hẹ xắt nhỏ.
Bánh tráng mắm ruốc
Ăn gì thì ăn, đến tháp Chàm Ninh Thuận chơi là phải mua ngay bánh tráng mắm ruốc về làm quà. Mỗi chiếc bánh là sự kết hợp hài hòa của mắm ruốc đậm đà, mỡ hành cùng trứng béo ngậy, một chút cay ngọt của tương ớt, mè rang bùi bùi cùng vỏ bánh giòn rụm.
Sở hữu vẻ đẹp hoang sơ mang dấu ấn lịch sử của một nền văn hóa cổ đại, tháp Chàm Ninh Thuận chắc chắn sẽ là địa điểm lý tưởng để bạn lui tới vào cuối tuần. Một chuyến đi hứa hẹn sẽ mang đến nhiều điều thú vị mà bạn đáng được trải nghiệm.
Hy vọng rằng những thông tin mà Tico Travel cung cấp sẽ giúp ích cho bạn trong chuyến vui chơi ở Ninh Thuận nhé!