Sóc Trăng nằm giữa lòng miền Tây sông nước, nổi tiếng với nền văn hóa, ẩm thực phong phú và những ngôi chùa độc đáo mang đậm bản sắc văn hóa địa phương. Trong số đó, chùa Đất Sét Bửu Sơn Tự là một trong những địa điểm mang đậm nét tâm linh của người dân miền Tây. Cùng theo nhà Tico Travel tìm hiểu sâu hơn về vẻ đẹp kiến trúc độc đáo và ý nghĩa tâm linh nơi đây nhé!
CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM:
Top resort miền Tây giá rẻ tiện nghi đáng nghỉ dưỡng
Gợi ý những khách sạn miền Tây giá rẻ được yêu thích
TOP 12 Nhà nghỉ Sóc Trăng Giá Rẻ, Gần Trung Tâm
Top 15 Khách sạn Sóc Trăng giá rẻ đẹp ở ngay trung tâm thành phố
1. Giới thiệu chùa Đất Sét Bửu Sơn Tự
Chùa Đất Sét có diện tích khoảng 400m2, tọa lạc tại số 286, đường Tôn Đức Thắng, khóm 1, phường 5, thành phố Sóc Trăng, tỉnh Sóc Trăng. Được công nhận là Di tích Lịch sử – Văn hóa cấp tỉnh do chính quyền xếp hạng và vinh danh vào ngày 10/12/2010.
Chùa Đất Sét Bửu Sơn Tự có với kiến trúc chân phương cột gỗ mái tôn chứa đựng trong đó nhiều giá trị văn hóa, nghệ thuật rất độc đáo. Tại đây có gần 2.000 tượng phật lớn nhỏ cùng với linh thú, vật thờ được nghệ nhân Ngô Kim Tòng nặn bằng đất sét trong suốt 42 năm từ năm 1929 đến năm 1970.
2. Sự kì diệu tại chùa Đất Sét Bửu Sơn Tự
2.1. Vẻ đẹp kiến trúc xung quanh chùa Đất Sét Bửu Sơn Tự
Khi du khách bước qua cổng tam quan của chùa Đất Sét Bửu Sơn Tự và đi thẳng theo con đường bê tông vào cửa bên hông chùa sẽ nhanh chóng bắt gặp một chú voi màu trắng cao khoảng 2m. Ngay sau tượng voi làm bằng đất sét là gian chính thờ Phật được bố trí theo hệ tư tưởng Tam giáo cộng đồng tức thờ cả Phật, Nho và Lão.
Trong gian thờ phía trên trần nhà, có treo một chùm đèn gọi là Lục Long Đăng bằng chất liệu đất sét. Gồm ba chóp đỉnh với 6 con rồng uốn cong, đầu trổ ra các phía, đuôi chụm vào nhau tượng trưng cho lục tỉnh miền Tây Nam Bộ. Đáy đèn được khắc họa một tòa sen lặt úp tỏa cánh xuống điện thờ, tuy cánh sen khá mỏng nhưng vẫn in hằng dấu vết thời gian Lục Long Đăng.
Xung quanh chùa Đất Sét Bửu Sơn Tự còn nổi bật và sắc sảo nhất là cặp Kim Lân đang ngẩng cao đầu trước bệ thờ giữa điện, ngậm trái trân châu, chân gác lên quả cầu trông rất oai phong. Thêm cả tượng Thanh Sư, Bạch Hổ, Long Mã.
2.2. Vẻ đẹp của các hiện vật làm bằng đất sét
Được biết tại Linh Bửu Sơn Thiền Tự có tháp Đa Bảo và Bảo Tòa Liên Hoa được cấp bằng xác nhận kỷ lục là 2 hiện vật nhà Phật làm từ đất sét lớn nhất Việt Nam.
Tháp Đa Bảo với chiều cao tháp khoảng 4m, có 13 tầng, mỗi tầng có 16 cửa, mỗi cửa lại sở hữu một bức tượng Phật đẹp mắt được thiết kế vô cùng tinh xảo, tỉ mỉ. Tổng cộng ngọn tháp này có 208 cửa và 208 vị Phật. Bao quanh tháp là 156 con rồng uốn lượn đang trong tư thế bay vút lên trời thể hiện sự hộ pháp nơi đây.
Còn Bảo Tòa Liên Hoa ra đời vào năm 1940 với chiều cao khoảng 2m, bên trên có hoa sen với 1.000 cánh hình bát giác, phía dưới là 16 nàng tiên nữ đứng hầu. Chân tháp được tạo hình từ 12 con cá hóa rồng cùng tứ linh: long, lân, quy, phụng vô cùng sinh động, đặc sắc và có giá trị văn hóa của vùng đất nơi đây.
Bên cạnh đó, chùa Đất Sét Bửu Sơn Tự còn có 4 cặp đèn cầy khổng lồ với khối lượng 200kg cùng chiều cao 2m được tạo hình rất kỳ công. Ước tính mỗi cặp đèn như như vậy có thể cháy liên tục hơn 70 năm và riêng loại đèn cầy nhỏ hơn nặng khoảng 100kg thì cháy 40 năm.
3. Những hoạt động thú vị tại chùa Đất Sét Bửu Sơn Tự
3.1. Cầu nguyện tại chùa Đất Sét Bửu Sơn Tự
Hoạt động cầu nguyện tại chùa Đất Sét Bửu Sơn Tự là một trải nghiệm tâm linh sâu sắc và đầy ý nghĩa. Mỗi buổi cầu nguyện thường diễn ra trong không gian thanh tịnh và yên bình, nơi phật tử dâng hương, nến và hoa lên bàn thờ thể hiện lòng thành kính với các đấng thiêng liêng.
3.2. Lễ hội Phật giáo tại chùa Đất Sét Bửu Sơn Tự
Tại chùa Đất Sét Bửu Sơn Tự thường diễn ra vào những dịp quan trọng như lễ Vu Lan, lễ Phật Đản và Tết Nguyên Đán với nhiều nghi thức truyền thống phong phú. Những hoạt động như dâng hương, cúng bái, và các buổi biểu diễn văn hóa truyền thống tạo nên bầu không khí trang nghiêm nhưng cũng rất vui tươi.
3.3. Tham quan chùa Đất Sét Bửu Sơn Tự
Vì sự độc đáo trong lối kiến trúc cũng như lịch sử hình thành nên chùa Linh Sơn Bửu Thiền Tự nên chùa luôn chào đón mọi người. Với không gian thanh tịnh có thể giúp du khách chiêm ngưỡng các bức tượng Phật, Thánh Mẫu được chế tác tinh xảo cùng với những hiện vật văn hóa phong phú.
Việc mở cửa tham quan chùa Đất Sét Bửu Sơn Tự không chỉ mang lại cơ hội khám phá mà còn giúp mọi người hiểu sâu sắc hơn về truyền thống văn hóa địa phương góp phần gìn giữ và phát huy giá trị văn hóa tâm linh của ngôi chùa độc đáo tại Sóc Trăng.
4. Đường đi đến chùa Đất Sét Bửu Sơn Tự
Có rất nhiều lựa chọn phương tiện để di chuyển đến Sóc Trăng cũng như đến chùa Đất Sét Sóc Trăng. Có thể đi bằng tàu hoặc thuyền khi du khách lưu trú gần các khu vực gần đó vừa có thể ngắm nhìn phong cảnh miền Tây sông nước chất phác.
Ngoài ra, khi đi bằng phương tiện cá nhân hãy chú ý đến biển báo giao thông, các chỉ dẫn trên đường để tránh bị lạc cũng như sử dụng các ứng dụng chỉ đường để có thể đến thăm chùa trong thời gian thoải mái nhất.
Tico Travel đề xuất lộ trình nếu du khách xuất phát từ trung tâm thành phố Sóc Trăng, chỉ cần di chuyển khoảng 10 km theo hướng Đông Bắc. Hãy đi theo con đường Nam Kỳ Khởi Nghĩa, sau đó rẽ vào đường Nguyễn Thị Định và tiếp tục đi thẳng khoảng 8 km, sẽ thấy biển chỉ dẫn đến chùa.
5. Thời gian lý tưởng đến tham quan chùa Đất Sét Bửu Sơn Tự
Đến tham quan chùa Đất Sét Bửu Sơn Tự vào rằm tháng tư, tháng bảy âm lịch là khoảng thời gian đẹp nhất để cảm nhận rõ sự tâm linh, vẻ đẹp linh thiêng, trang trí rực rỡ cùng những hoạt động cúng bái, dâng hương thể hiện lòng tôn kính, biết ơn tổ tiên.
Ngoài ra, du khách mong muốn trải nghiệm không gian yên tĩnh và thanh bình hơn, có thể đến thăm chùa vào các ngày thường trong tuần vào buổi sáng sớm hoặc chiều muộn.
6. Những đặc sản Sóc Trăng làm quà khi đến chùa Đất Sét Bửu Sơn Tự
6.1. Bánh phồng tôm
Bánh phồng tôm được xem là một trong những món ăn vặt không thể thiếu ở Sóc Trăng. Được làm từ bột gạo và tôm tươi, bánh có hương vị thơm ngon và giòn rụm. Du khách dễ dàng thưởng thức món ăn này tại các khu vực xung quanh chùa Đất Sét Bửu Sơn Tự.
Quy trình chế biến bánh phồng tôm khá công phu: tôm tươi được xay nhuyễn, trộn đều với bột gạo và gia vị, sau đó được ép thành từng miếng mỏng và phơi khô. Khi muốn thưởng thức, bánh được chiên trong dầu nóng cho đến khi vàng giòn.
6.2. Lạp xưởng Vũng Thơm
Lạp xưởng Vũng Thơm là một trong những đặc sản nổi tiếng của Sóc Trăng, được làm từ thịt heo tươi sống, gia vị và đường cát. Thịt được xay nhuyễn, trộn đều với các gia vị như tiêu, tỏi, đường và muối, sau đó nhồi vào ruột heo và phơi khô dưới nắng.
Quá trình làm rất tỉ mỉ và khéo léo nên hương vị ngọt nhẹ, thơm ngon và có thể được chế biến theo nhiều cách khác nhau: nướng, chiên hoặc ăn sống. Khi nướng, lớp vỏ ngoài trở nên giòn rụm, trong khi phần nhân bên trong vẫn giữ được độ mềm mại và hương vị đậm đà.
6.3. Khô trâu Thạnh Trị
Khô trâu Thạnh Trị là món đặc sản nổi tiếng khác của Sóc Trăng được làm từ thịt trâu tươi. Thịt trâu được lọc sạch, ướp gia vị và phơi khô dưới ánh nắng.
Món ăn này được người dân chế biến thành nhiều món ăn khác nhau như xào với rau, nướng. Hương vị của khô trâu mang lại cảm giác lạ miệng và hấp dẫn, đặc biệt khi kết hợp với các loại rau sống và nước chấm chua ngọt.
6.4. Bánh pía Sóc Trăng
Bánh pía một trong những món bánh nổi tiếng nhất ở Sóc Trăng, có nguồn gốc từ người Hoa và đã trở thành đặc sản của vùng đất này. Người dân cũng sử dụng bánh này để dâng cúng ở các chùa như chùa Đất Sét Bửu Sơn Tự, chùa Ông Bổn,…với ý nghĩa may mắn, thịnh vượng qua hương vị ngọt ngào của bánh.
Bánh được làm từ bột mì, nhân đậu xanh, lòng đỏ trứng muối và mứt trái cây. Vỏ bánh có màu vàng ươm, mềm mịn, trong khi phần nhân bên trong ngọt ngào và béo ngậy dễ dàng chiếm trọn cảm tình của thực khách.
6.5. Bánh in
Bánh in là một loại bánh truyền thống thường xuất hiện trong các dịp lễ hội, đặc biệt là Tết Nguyên Đán. Bánh được làm từ bột gạo, đường và nước cốt dừa, có hình dạng đẹp mắt với các họa tiết tinh xảo được in trên bề mặt. Bánh in thường có vị ngọt vừa phải, mềm mịn và thơm ngon.
Bánh in không chỉ là món ăn mà còn mang ý nghĩa biểu tượng cho sự may mắn và thịnh vượng. Trong dịp Tết, bánh thường được dâng lên bàn thờ tổ tiên và được dùng để đãi khách, thể hiện lòng hiếu khách và sự tôn trọng đối với truyền thống văn hóa.
Chùa Đất Sét Bửu Sơn Tự là địa điểm tham quan lý tưởng những giá trị văn hóa, nghệ thuật truyền thống và khám phá tâm hồn của người dân Sóc Trăng. Tico Travel hy vọng rằng bài viết này sẽ trở thành trải nghiệm thực tế trong hành trình khám phá vùng đất Sóc Trăng của du khách.
CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM:
Top 15 đặc sản Sóc Trăng hấp dẫn nhất định bạn phải thử
Thiền viện Trúc Lâm Sóc Trăng: Vùng đất thanh tịnh