default facebook pixel
Thành Đồ Bàn – Dấu Ấn Vương Quốc Champa Giữa Lòng Đất Võ - Ảnh đại diện

Thành Đồ Bàn – Dấu Ấn Vương Quốc Champa Giữa Lòng Đất Võ

26/05/2024

Nằm ẩn mình giữa lòng đất võ Bình Định, thành Đồ Bàn là một trong những di tích lịch sử độc đáo, mang đậm dấu ấn của Vương quốc Champa cổ xưa. Hãy cùng Tico Travel khám phá thành cổ và tận hưởng một chuyến đi đáng nhớ với những câu chuyện hấp dẫn về một thời kỳ huy hoàng đã qua.

1. Giới thiệu đôi nét về thành Đồ Bàn Bình Định

Thành Đồ Bàn còn được biết đến với nhiều tên gọi khác như Chà Bàn, thành Hoàng Đế, thành Bình Định. Đây là một thành cổ có lịch sử hơn 1.000 năm tuổi, gắn liền với vương quốc Chăm Pa xưa.

Thành Đồ Bàn - Dấu Ấn Vương Quốc Champa Giữa Lòng Đất Võ

Thành cổ là kinh đô của người Chăm suốt nhiều thế kỷ với lối kiến trúc đặc trưng, mang đậm dấu ấn của Bà La Môn giáo. Trải qua nhiều thăng trầm của lịch sử, công trình giờ đây chỉ còn lại những phế tích như nền móng, tượng voi/nghê đá, tháp Chăm,… cùng những câu chuyện ly kỳ.

Hiện nay, thành cổ Đồ Bàn đã được công nhận là Di tích lịch sử cấp Quốc gia. Nơi đây là địa chỉ khảo cổ học cũng như là một điểm du lịch hút khách của tỉnh Bình Định.

2. Vị trí và hướng dẫn di chuyển đến thành cổ Đồ Bàn

2.1. Vị trí

Địa chỉ: xã Nhơn Hậu, Thị xã An Nhơn, tỉnh Bình Định.

Thành Đồ Bàn nằm tại xã Nhơn Hậu, thị xã An Nhơn, cách thành phố Quy Nhơn khoảng 27 km về phía Tây Bắc và chỉ cách tuyến QL1A khoảng 2km. Vì thế, du khách có thể dễ dàng đến thăm quan, khám phá di tích đặc biệt này.

2.2. Hướng dẫn di chuyển

Để đến thành Hoàng Đế ở thị xã An Nhơn, từ trung tâm thành phố Quy Nhơn, du khách có thể tham khảo hướng dẫn di chuyển sau:

Bằng ô tô hoặc xe máy:

Từ trung tâm thành phố Quy Nhơn, bạn đi theo quốc lộ 1A về hướng Tây Bắc. Khi đến thị xã An Nhơn, rẽ vào đường DT638 và tiếp tục đi khoảng 5km để đến xã Nhơn Hậu. Thành cổ Đồ Bàn nằm ở khu vực này, có biển chỉ dẫn rõ ràng giúp bạn dễ dàng tìm đến.

Bằng xe buýt

Từ trung tâm thành phố Quy Nhơn, bạn có thể bắt xe buýt tuyến Quy Nhơn – An Nhơn. Xe buýt này thường có các chuyến khởi hành cách nhau 30 phút. Bạn sẽ xuống xe tại thị xã An Nhơn, sau đó có thể đi xe ôm hoặc taxi để đến thành Đồ Bàn Bình Định.

Thành Đồ Bàn - Dấu Ấn Vương Quốc Champa Giữa Lòng Đất Võ

Bằng taxi hoặc dịch vụ xe công nghệ

Đây là phương tiện di chuyển nhanh chóng và thuận tiện, đặc biệt nếu bạn đi cùng gia đình hoặc nhóm bạn. Bạn có thể gọi taxi hoặc đặt xe qua các ứng dụng như Grab để di chuyển từ Quy Nhơn đến thành Hoàng Đế.

3. Lịch sử hình thành của thành Đồ Bàn Bình Định

Thành Đồ Bàn là một di tích lịch sử quan trọng tại Bình Định với lịch sử hình thành và phát triển kéo dài hơn 1.000 năm. Dưới đây là một số thông tin chi tiết về lịch sử của thành cổ này:

Thời kỳ Champa

Thành Đồ Bàn Bình Định được xây dựng vào cuối thế kỷ 10 (năm 982), dưới triều đại của vua Yangpuku Vijaya. Từ đó, nó đã trở thành trung tâm văn hóa và chính trị quan trọng của vương quốc Cham Pa, tồn tại mạnh mẽ cho đến thế kỷ 15.

Sự sụp đổ của Vương quốc Champa

Năm 1471, vua Lê Thánh Tông của Đại Việt đã tiến hành cuộc chinh phục Champa sau nhiều lần bị nước này bỏ lệnh triều cống. Sau đó, ông cho sáp nhập vùng đất này vào lãnh thổ của Đại Việt và chấm dứt vai trò lịch sử của vương quốc Champa suốt nhiều thế kỷ.

Thành Đồ Bàn - Dấu Ấn Vương Quốc Champa Giữa Lòng Đất Võ

Thời kỳ Tây Sơn

Vào năm 1776, Nguyễn Nhạc – anh cả của Tây Sơn tam kiệt – đã xưng mình là Trung ương Hoàng đế và cho xây lại thành, đặt kinh đô của nhà Tây Sơn đô tại đây. Thành cổ Đồ Bàn sau đó còn được biết đến với một tên gọi khác là thành Hoàng Đế.

Thời kỳ Gia Long – Nguyễn Ánh

Sau khi chiếm được thành vào năm 1799, Nguyễn Ánh đã đổi tên thành là thành Bình Định. Đến năm 1816, Gia Long đã ra lệnh phá bỏ thành Bình Định và chuyển thủ phủ về Quy Nhơn.

Hiện nay

Ngày nay, thành Đồ Bàn chỉ còn lại những dấu tích phủ đầy rêu phong, nhưng vẫn là niềm tự hào của người dân Bình Định. Địa điểm này không chỉ có ý nghĩa về mặt lịch sử, khảo cổ mà còn là địa điểm thu hút du khách yêu thích lịch sử và kiến trúc cổ.

4. Giờ mở cửa và giá vé tham quan thành cổ Đồ Bàn

Hiện nay, giờ mở cửa và giá vé tham quan thành Hoàng Đế Bình Định được quy định như sau:

Giờ mở cửa:

Thành cổ Đồ Bàn mở cửa đón khách tham quan hàng ngày từ 7h30 sáng đến 17h00 chiều.

Giá vé tham quan:

  • Người lớn: 20.000 VND/vé
  • Trẻ em: 10.000 VND/vé

Thành Đồ Bàn - Dấu Ấn Vương Quốc Champa Giữa Lòng Đất Võ

5. Thành Đồ Bàn có điều gì hấp dẫn khách du lịch

5.1. Khám phá kiến trúc độc đáo của thành cổ

Thành Đồ Bàn Bình Định không chỉ là một di tích lịch sử quý giá mà còn là điểm đến hấp dẫn với nhiều nét kiến trúc và văn hóa độc đáo. Trong đó, yếu tố thu hút sự tò mò của đông đảo khách du lịch chính là lối kiến trúc độc đáo, mang đậm dấu ấn của vương quốc Champa xưa.

Thành ngoại

Thành ngoại được xây dựng kiên cố với các bức tường đá cao và dày, bảo vệ khu vực trung tâm của kinh đô Champa xưa. Điểm đặc biệt của thành ngoại là các cổng thành đồ sộ, được xây dựng vững chắc, mang phong cách kiến trúc quân sự đặc trưng của thời kỳ Champa.

Theo ghi chép, chu vi của thành ngoại Đồ Bàn lên đến 7.400m. Hiện nay,  du khách chỉ còn được nhìn thấy phần còn lại của bức tường thành của cao từ 3 – 6m. Ở mặt tường thành phía Nam còn sót lại 2 thanh đá dựng thẳng đứng cao 3m.

Thành Đồ Bàn - Dấu Ấn Vương Quốc Champa Giữa Lòng Đất Võ

Thành nội (Hoàng Thành)

Bên trong thành ngoại là thành nội, nơi tập trung các công trình kiến trúc quan trọng như cung điện, đền đài và khu dân cư của giới quý tộc. Thành nội có hình chữ nhật với chu vi 1.600m (370m x 430m)

Kiến trúc của thành nội phản ánh rõ nét sự phát triển rực rỡ của văn hóa Champa với những họa tiết chạm khắc tinh xảo và bố cục hài hòa. Nó được xây dựng từ những viên đá ong và đắp đất kiên cố.

Hoàng Thành có 3 cửa Nam, Đông và Tây, trong đó, cửa chính còn gọi là cửa Tiền sẽ quay mặt về hướng Nam. Trước cửa Tiền có đặt 2 tượng voi đực và cái uy nghi.

Tử Cấm Thành 

Tử Cấm Thành nằm ở trung tâm của thành nội, có chu vi 600m (126m x 174m), là nơi dành riêng cho vua chúa và hoàng gia Champa. Khu vực này được xây dựng với kiến trúc nguy nga, thể hiện quyền uy và sự giàu có của vương triều Champa. 

Các công trình trong Tử Cấm Thành được xây dựng bằng đá ong với của thành quay về hướng nam, còn được gọi là Nam Lâu. Tường thành đắp đất dày 1.5m, cao khoảng 3m.

Thành Đồ Bàn - Dấu Ấn Vương Quốc Champa Giữa Lòng Đất Võ

Tại đây, du khách có thể nhìn thấy 3 tượng sư tử đá có niên đại từ thế kỷ 12. Ngoài ra, Tử Cấm Thành còn có 2 hồ bán nguyệt, lầu Bát Giác và lăng thờ Võ Tánh và Ngô Tùng Châu.

5.2. Khám phá ngọn tháp Cánh Tiên

Ngọn tháp Cánh Tiên là một trong những biểu tượng kiến trúc nổi bật của thành Đồ Bàn. Tháp cao 20m, thanh thoát với những chi tiết chạm khắc tinh tế trên đá, tượng trưng cho đôi cánh tiên bay lên trời cao. 

Thành Đồ Bàn - Dấu Ấn Vương Quốc Champa Giữa Lòng Đất Võ

Tháp Cánh Tiên không chỉ là một di tích kiến trúc mà còn là nơi linh thiêng, thể hiện sự kết nối giữa con người và thần linh trong văn hóa Champa.

5.3. Ghé thăm mộ và đền Song Trung thờ Võ Tánh và Ngô Tùng Châu

Đền Song Trung hay lầu bát giác là nơi thờ hai vị tướng Võ Tánh và Ngô Tùng Châu, những nhân vật lịch sử quan trọng của triều Nguyễn. Đây là nơi tôn vinh lòng trung nghĩa và những đóng góp lớn lao của họ trong công cuộc bảo vệ và thống nhất đất nước.

Thành Đồ Bàn - Dấu Ấn Vương Quốc Champa Giữa Lòng Đất Võ

Mộ và đền Song Trung không chỉ có giá trị lịch sử mà còn là nơi để du khách thể hiện lòng kính trọng và tìm hiểu thêm về những nhân vật lịch sử.

6. Du lịch thành Đồ Bàn lưu trú ở đâu?

6.1. FLC Luxury Hotel Quy Nhon

  • Địa chỉ: Khu 4, xã Nhơn Lý, thành phố Quy Nhơn, tỉnh Bình Định
  • Hotline: 0943 333 333

FLC Luxury Hotel Quy Nhon là một trong những khách sạn sang trọng nhất tại Quy Nhơn. Nằm ngay bên bờ biển Nhơn Lý, khách sạn 5 sao của tập đoàn FLC mang đến cho du khách không gian nghỉ dưỡng đẳng cấp với các phòng nghỉ hiện đại và tiện nghi.

Thành Đồ Bàn - Dấu Ấn Vương Quốc Champa Giữa Lòng Đất Võ

6.2. Avani Quy Nhon Resort

  • Địa chỉ: Ghềnh Ráng, thành phố Quy Nhơn, tỉnh Bình Định.
  • Hotline: 025 7777 7777

Avani Quy Nhon Resort tọa lạc tại khu vực Ghềnh Ráng, nổi tiếng với cảnh quan thiên nhiên tuyệt đẹp và yên bình. Resort 5 sao được thiết kế theo phong cách hiện đại, kết hợp hài hòa với thiên nhiên xung quanh, mang lại cảm giác thư thái và gần gũi với thiên nhiên.

Thành Đồ Bàn - Dấu Ấn Vương Quốc Champa Giữa Lòng Đất Võ

6.3. Grand Hyams Hotel – Quy Nhon Beach

  • Địa chỉ: 28 Nguyễn Huệ, thành phố Quy Nhơn, tỉnh Bình Định.
  • Hotline: 098 247 9999

Thêm một khách sạn chất lượng cho chuyến đi khám phá thành Đồ BànTico Travel muốn gợi ý đến bạn là Grand Hyams Hotel. Khách sạn được thiết kế hiện đại, sang trọng với các phòng nghỉ rộng rãi và tiện nghi cao cấp. Ngoài ra, ở đây cũng cung cấp nhiều dịch vụ tiện ích như nhà hàng, quầy bar, phòng gym và spa để bạn trải nghiệm.

thanh do ban 11

7. Các món ăn hấp dẫn khi đi du lịch thành cổ Đồ Bàn

7.1. Bánh hỏi cháo lòng

ẢNH 12

Bánh hỏi cháo lòng là món ăn đặc trưng của Bình Định, kết hợp giữa bánh hỏi và cháo lòng. Bánh hỏi được làm từ bột gạo, chế biến thành những sợi mảnh và được hấp chín, sau đó phết một lớp mỡ hành thơm phức. Món này thường được ăn kèm với lòng heo, cháo nóng và nước mắm chua ngọt.

7.2. Bánh xèo tôm nhảy

thanh do ban 12

Trong hành trình về với thành Đồ Bàn ở Bình Định, bạn đừng quên thưởng thức đặc sản bánh xèo tôm nhảy. Món ăn hấp dẫn với lớp vỏ giòn tan, nhân tôm tươi ngon và giá đỗ. Tôm dùng làm nhân bánh phải là tôm tươi, nhảy tanh tách, tạo nên hương vị đặc biệt cho món ăn. 

7.3. Tré Bình Định

thanh do ban 14

Tré là món ăn truyền thống được làm từ thịt heo, tai heo và bì heo, được ướp với riềng, tỏi, mè và gia vị, sau đó gói chặt trong lá chuối hoặc lá ổi và để lên men tự nhiên. Tré có vị chua ngọt, mặn mà và hương thơm đặc trưng, rất hấp dẫn thực khách.

8. Một số lưu ý khi đến tham quan thành Đồ Bàn ở Bình Định

Để chuyến tham quan thành cổ Đồ Bàn của bạn diễn ra thuận lợi và an toàn, dưới đây là một số lưu ý cần ghi nhớ:

  • Trang phục: Mặc quần áo thoải mái, nhẹ nhàng và phù hợp với việc di chuyển nhiều. Nên mang theo mũ, nón và kem chống nắng để bảo vệ da khỏi ánh nắng mặt trời.
  • Đồ dùng cá nhân: Mang theo nước uống, khăn lau mồ hôi và một ít đồ ăn nhẹ, đặc biệt nếu bạn dự định ở lại tham quan lâu.
  • Giữ gìn vệ sinh chung: Không vứt rác bừa bãi, luôn mang theo túi đựng rác cá nhân và bỏ rác đúng nơi quy định.
  • Không chạm vào hiện vật: Tránh chạm vào các di tích, tượng đài hay chạm khắc để bảo tồn nguyên trạng các hiện vật lịch sử.
  • Hướng dẫn viên: Bạn có thể thuê hướng dẫn viên để có được thông tin chi tiết và chính xác về lịch sử, kiến trúc của thành Đồ Bàn.

thanh do ban 15

9. Một số hình ảnh ấn tượng về thành Đồ Bàn

Cuối cùng, mời bạn cùng nhìn ngắm một số hình ảnh ấn tượng về thành Đồ Bàn Bình Định:

thanh do ban 16

thanh do ban 20

thanh do ban 19

thanh do ban 18

thanh do ban 17

Trên đây, Tico Travel đã cùng bạn khám phá những thông tin nổi bật về thành Đồ Bàn. Với kiến trúc độc đáo và nhiều câu chuyện thú vị, nơi đây chắc chắn sẽ để lại những ấn tượng khó quên cho du khách. Hãy lên kế hoạch và đến thăm thành cổ để trải nghiệm những điều thú vị này ngay hôm nay!