default facebook pixel
Làng lụa Hội An – nơi hội tụ Tinh hoa của đất Việt  - Ảnh đại diện

Làng lụa Hội An – nơi hội tụ Tinh hoa của đất Việt 

11/05/2022

Nếu bạn có cơ hội đặt chân đến dải đất miền Trung đầy biển, nắng và gió này, mà chưa một lần ghé qua làng lụa Hội An thì hành trình khám phá của bạn xem như chưa được trọn vẹn. Làng lụa là địa điểm tham quan lưu giữ nhiều nét đẹp của nghề dệt lụa cổ truyền, với mong muốn phục dựng lại một thời kỳ hưng thịnh của tơ lụa ở vùng đất Quảng Nam. Ngay bây giờ, hãy cùng Tico Travel khám phá làng lụa này nhé!  

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM:

Top 20 resort Hội An đẹp sang trọng gần trung tâm thành phố

Top 20 villa Hội An chuẩn 3-4-5 sao tầm nhìn đẹp

Top 20 khách sạn Hội An giá cả phù hợp tại trung tâm thành phố

Top 20 homestay Hội An đẹp bắt mắt gần trung tâm thành phố

Làng lụa Hội An - nơi hội tụ Tinh hoa của đất Việt 

1. Giới thiệu về làng lụa Hội An 

Làng lụa Hội An là nơi lưu giữ nhiều giống tằm, giống dâu cổ, quý, những khung cửi từ thời xa xưa cùng với kỹ thuật dệt thủ công để tạo ra được những tấm lụa nuột nà, chất lượng cao của Chăm Pa – Đại Việt. 

Làng lụa Hội An - nơi hội tụ Tinh hoa của đất Việt 

Du khách khi đến đây có thể được trải nghiệm cảm giác hái lá dâu sau vườn cho tằm ăn, chiêm ngưỡng bộ sưu tập áo dài lụa cổ truyền, sau đó còn được khoác lên mình các bộ trang phục từ lụa, thưởng thức nhiều món ngon truyền thống của xứ Quảng và đặc biệt, còn được các nghệ nhân lành nghề hướng dẫn cách chọn lụa tốt. 

Làng lụa Hội An - nơi hội tụ Tinh hoa của đất Việt 

Đến làng lụa Hội An còn là dịp để du khách có cái nhìn chân thực nhất về cuộc sống của các nghệ nhân vào những năm của thế kỷ thứ 17 và quy trình sản xuất tơ lụa thủ công của Việt Nam lúc bấy giờ. 

Xem thêm: Bảo tàng gốm sứ Hội An – Gợi lại thời hưng thịnh phố cổ

2. Địa chỉ và hướng dẫn di chuyển tới làng lụa Hội An 

2.1. Địa chỉ làng lụa Hội An 

Chỉ cách trung tâm phố cổ Hội An 1km, làng lụa Hội An có địa chỉ chi tiết thuộc số nhà 28 đường Nguyễn Tất Thành, phường Tân An, thành phố Hội An, tỉnh Quảng Nam.

Đây là nơi giúp du khách khắp bốn phương có được cái nhìn chân thực nhất về nghề ươm tơ dệt lụa truyền thống vào thế kỷ 17 của địa phương.  

2.2. Hướng dẫn di chuyển tới làng lụa Hội An 

Để di chuyển tới làng lụa Hội An, du khách có thể đến Đà Nẵng rồi sau đó ghé vào Hội An

Làng lụa Hội An - nơi hội tụ Tinh hoa của đất Việt 

Máy bay: Hiện nay, có rất nhiều hãng máy bay khai thác các chuyến bay từ Hà Nội, Sài Gòn và một số tỉnh thành khác đến Đà Nẵng, thời gian bay chỉ mất khoảng hơn 1 tiếng đồng hồ. Khi đặt chân đến sân bay Quốc tế Đà Nẵng, du khách có thể bắt taxi đến Hội An, giá dao động trong khoảng 350.000 – 450.000 đồng và mất khoảng 45 phút để di chuyển.

Nếu du khách không có nhiều hành lý lỉnh kỉnh và muốn tiết kiệm chi phí đi lại thì xe buýt cũng là sự lựa chọn không tồi. Chỉ với 25.000 đồng, du khách đã có thể đến Hội An.

Làng lụa Hội An - nơi hội tụ Tinh hoa của đất Việt 

Tàu hỏa: Nếu lựa chọn phương tiện di chuyển là tàu hỏa, du khách sẽ mất khoảng 400.000 – 2,2 triệu đồng để đến Đà Nẵng, tùy thuộc vào địa điểm xuất phát và loại ghế.

Du khách sẽ ngồi trên tàu 15 giờ đồng hồ nếu khởi hành từ Sài Gòn và 20 giờ nếu từ Hà Nội. Sau đó, khi đến ga Đà Nẵng hoặc gà Trà Kiệu, du khách lựa chọn taxi và xe buýt để tiếp tục di chuyển đến làng lụa Hội An.

Làng lụa Hội An - nơi hội tụ Tinh hoa của đất Việt 

Xe khách: Du khách có thể lựa chọn các hãng xe khách uy tín như Hạnh Cafe, Hội An Express, Thiên An,… để đi thẳng đến Hội An mà không cần phải ghé qua Đà Nẵng. Giá vé rơi vào khoảng 320.000 – 480.000 đồng, cũng khá là hợp lý để cân nhắc.    

Xem thêm: Cơm gà Hội An – Tinh hoa ẩm thực Phố Cổ

3. Giá vé tham quan làng lụa Hội An 

Làng lụa Hội An là địa điểm du lịch thu hút nhiều du khách mỗi khi đặt chân đến vùng đất phố cổ, mở cửa đón khách từ 8h00 – 21h00 tất cả các ngày trong tuần.

Chỉ với 50.000 đồng một lượt, du khách đã có thể tham quan và khám phá cuộc sống của nghệ nhân dệt thời xưa một cách chân thực nhất.

Thêm vào đó, du khách còn có thể kết hợp ăn uống các món ăn dân dã của địa phương với mức giá vé buffet là 299.000 đồng trong quá trình tham quan làng lụa. 

Làng lụa Hội An cung cấp chương trình tour tham quan với mục đích mở rộng du lịch và giúp du khách cảm nhận được nhiều hơn về giá trị tinh hoa nghề tơ lụa. Du khách có thể lựa chọn tour ngắn hoặc tour dài tùy theo nhu cầu và sở thích của mình.

  • Đối với tour ngắn (8h00 – 17h00): Du khách sẽ có 45 phút tham quan với sự hướng dẫn của hướng dẫn viên du lịch. Khi tham quan, du khách sẽ được tìm hiểu khái quát về cách để tạo ra được những tấm lụa mềm mại như thường thấy. Vì chỉ thời gian tham quan khá ngắn nên du khách sẽ không được tự tay thực hiện các công đoạn dệt lụa như một nghệ nhân dệt đích thực. Và với tour ngắn, giá vé là 100.000 đồng một lượt.
  • Đối với tour dài (9h00 – 14h00): Lúc này, du khách sẽ có 4 giờ đồng hồ để khám phá làng lụa Hội An cùng với hướng dẫn viên du lịch, thay vì chỉ có 45 phút như tour ngắn. Du khách sẽ có cơ hội tìm hiểu chi tiết hơn về quy trình, kỹ thuật dệt lụa thủ công. Đặc biệt, dưới sự hướng dẫn nhiệt tình và cặn kẽ của các nghệ nhân ở đây, du khách sẽ được tự mình thực hiện các công đoạn ươm tơ, dệt lụa vô cùng thú vị và thưởng thức đặc sản của vùng đất này khi kết thúc buổi tham quan. Và với tour dài, giá vé là 595.000 đồng một lượt.  

Xem thêm: Đèn lồng Hội An – Nét văn hóa đẹp của Phố Cổ

4. Vẻ đẹp nổi bật của làng lụa Hội An 

4.1. Nhà rường truyền thống tại làng lụa Hội An 

Đến làng lụa Hội An, du khách sẽ có cơ hội được ngắm nhìn những nhà rường cổ, có diện tích lớn, còn sót lại từ thế kỷ XIX của người dân phố Hội xa xưa.

Ở chính giữa của nhà rường là nơi thờ Bà Chúa Tằm Tang, sau được phong làm hoàng hậu với danh xưng là Đoàn Quý Phi.

Làng lụa Hội An - nơi hội tụ Tinh hoa của đất Việt 

Cho những ai chưa biết tới bà, bà là người đầu tiên đưa nghề tơ lụa truyền thống Hội An ra ngoài thế giới và góp công rất lớn trong gìn giữ, phát triển nghề ươm tơ dệt lụa thủ công. 

4.2. Bộ sưu tập áo dài và trang phục truyền thống của 54 dân tộc Việt Nam 

Hiện nay, làng lụa Hội An lưu giữ và trưng bày khoảng hơn 100 bộ áo dài và trang phục truyền thống của 54 dân tộc trên khắp mảnh đất hình chữ S, phản ánh rõ nét sự phát triển suốt 3000 năm lịch sử của nền văn hóa Việt Nam.

Cho đến ngày nay, bộ sưu tập vẫn gây ấn tượng mạnh mẽ không chỉ du khách trong nước mà còn cả du khách quốc tế, thể hiện được dáng vẻ duyên dáng, thướt tha bên trong mỗi người phụ nữ Việt Nam. 

Làng lụa Hội An - nơi hội tụ Tinh hoa của đất Việt 

4.3. Vườn dâu cổ thụ  

Khi đến làng lụa Hội An, du khách sẽ được khám phá những cây dâu cổ thụ, chưa bị lai tạp với những giống cây dâu hiện đại bây giờ, của người Chăm Pa xưa và người Việt.

Cây hàng trăm năm tuổi được tìm kiếm và mang về từ khắp nơi, đem trồng tại làng lụa. Những cây dâu này có đặc điểm là cao hơn 10 mét, tán rộng và lá cây có hình chân chim kỳ lạ. 

Làng lụa Hội An - nơi hội tụ Tinh hoa của đất Việt 

Bên cạnh đó, du khách còn được tham quan vườn dâu lá bầu truyền thống của tỉnh Quảng Nam. Đây là giống bầu đòi hỏi kỹ thuật trồng và chăm sóc cực kỳ phức tạp. Quá trình trồng dâu lá bầu cần đến 11 công đoạn tỉ mỉ và để cây dâu ra nhiều lá và um tùm, người dân phải đốn sát theo vụ. 

Xem thêm: Top 22 món đặc sản Hội An hấp dẫn nhất định không thể bỏ qua

4.4. Phòng ươm tơ 

Ươm tơ là công đoạn kéo sợi tơ từ kén tắm, người thợ tại làng lụa sẽ bắt đầu thực hiện hoạt động này sau khi thu hoạch kén tằm.

Đầu tiên, để những sợi tơ dẻo dai và dễ rút sợi hơn, những người nghệ nhân ở đây đem kén tằm cho vào nồi nước sôi ở nhiệt độ 80 độ C và nấu liên tục trong một khoảng thời gian nhất định. 

Làng lụa Hội An - nơi hội tụ Tinh hoa của đất Việt 

Sau đó, những nghệ nhân có tính kiên nhẫn, tay nghề cao và thuần thục sử dụng các kỹ thuật sẽ thực hiện việc kéo những sợi kén nhỏ lại, tạo ra những sợi tơ lớn để đem đi dệt. Công đoạn này cần phải làm thật chuẩn thì mới có thể dệt ra những tấm lụa có chất lượng tốt và bán ra được với giá cao. 

4.5. Phòng dệt lụa

Với những họa tiết thổ cẩm vô cùng tinh xảo của người Chăm phát triển hàng trăm năm, được những người nghệ nhân tại làng lụa học hỏi và tiếp thu, du khách khi đến phòng dệt lụa của làng lụa Hội An sẽ được ngắm nhìn các công đoạn để tạo ra những tấm lụa đẹp chất lượng cao.  

Làng lụa Hội An - nơi hội tụ Tinh hoa của đất Việt 

Ngoài ra, du khách còn được tận mắt chứng kiến những khung dệt dạng dây từ khung dài cho đến khung ngắn của người Chăm Pa từ thời cổ xưa vẫn được lưu giữ và trưng bày tại làng lụa Hội An cho đến ngày nay.

Chỉ khi đến đây, du khách mới thực sự hiểu được để làm ra một tấm lụa đẹp người nghệ nhân đã phải bỏ ra không biết bao nhiêu công sức và phải là một người có tính kiên nhẫn cực kỳ cao. 

4.6. Phòng trưng bày các sản phẩm tơ lụa  

Làng lụa Hội An - nơi hội tụ Tinh hoa của đất Việt 

Sau khi được quan sát toàn bộ quá trình để dệt ra được một tấm lụa, du khách sẽ được tham quan phòng trưng bày các sản phẩm từ lụa với nhiều màu sắc, kích thước, hình dáng khác nhau.

Không những thế du khách còn được các nghệ nhân làng nghề tài hoa hướng dẫn cách phân biệt lụa giả và lụa pha bằng cách dùng lửa đốt. 

Xem thêm: Bỏ túi Kinh Nghiệm Du Lịch Hội An chi tiết nhất

5. Lưu ý khi đi tham quan làng lụa Hội An 

  • Du khách chú ý ăn mặc đúng thuần phong mỹ tục của Việt Nam, gọn gàng, chỉnh tề, không gây mất trật tự, cười đùa lớn tiếng, không chen lấn, xô đẩy làm ảnh hưởng đến việc tham quan của những khách du lịch khác.  
  • Du khách chú ý không xả rác bừa bãi, vứt rác vào đúng nơi quy định để không làm mất đi vẻ đẹp vốn có của làng lụa Hội An.  
  • Du khách tuyệt đối không nghe theo những lời mời mọc, chèo kéo mua hàng của các gian hàng. Du khách nên hỏi hướng dẫn viên du lịch hoặc những người có kinh nghiệm đi du lịch Hội An trước để biết được mức giá chuẩn, tránh tình trạng bị mua nhầm giá. 
  • Du khách nhớ giữ gìn tấm vé đã mua cẩn thận, tránh làm rơi, làm mất, nếu không du khách sẽ không thể vào lại làng lụa Hội An khi đã ra ngoài.

Xem thêm: Phố Cổ Hội An – Nét đẹp bình lặng cổ kính theo năm tháng

6. Một số resort và khách sạn gần làng lụa Hội An 

6.1. Hoi An Historic Hotel 

  • Địa chỉ: Số 10 Trần Hưng Đạo, phường Sơn Phong, thành phố Hội An, tỉnh Quảng Nam. 

Hoi An Historic Hotel được thiết kế theo kiến trúc đặc trưng của Phố Hội. Khách sạn này sở hữu vị trí thuận lợi, chỉ cần đi bộ vài phút là đến khu phố cổ và nhiều địa điểm du lịch nổi tiếng khác.

Các phòng gây ấn tượng sâu sắc với những du khách đã từng dừng chân tại đây bởi sự tiện nghi và hiện đại nằm trong khuôn viên râm mát, giúp du khách cảm thấy mát mẻ và dễ chịu.   

6.2. Anio Boutique Hotel Hoi An

  • Địa chỉ: Số 03 Lê Đình Thám, phường Cẩm Sơn, thành phố Hội An, tỉnh Quảng Nam

Anio Boutique Hotel Hoi An là khách sạn gần làng lụa Hội An tiếp theo mà Tico Travel muốn giới thiệu đến cho du khách.

Không gian phòng nghỉ được thiết kế ấm cúng và thân mật cùng với trang thiết bị hiện đại, nhân viên tận tình, chu đáo, giúp du khách cảm thấy thoải mái như đang được nghỉ ngơi trong chính ngôi nhà thân thuộc của mình.

Đây cũng là địa điểm lưu trú lý tưởng khi du khách muốn khám phá vẻ đẹp lịch sử của khu phố cổ và thưởng thức ẩm thực tinh tế, độc đáo của vùng đất này.     

6.3. Hoi An Ancient House Resort & Spa 

  • Địa chỉ: Số 377 Cửa Đại, phường Cẩm Châu, thành phố Hội An, tỉnh Quảng Nam.

Hoi An Ancient House Resort & Spa là sự pha trộn tinh tế giữa phong cách Việt Nam truyền thống và hiện đại. Không gian được thiết kế theo những ngôi nhà đặc trưng của phố cổ với những mái nhà vàng cam bằng đất sét và nội thất bằng gỗ nâu sẫm, tạo cảm giác cổ kính. Các phòng đều có cửa sổ rộng rãi, thoáng đãng, nhìn ra khoảng sân vườn xanh mát, giúp du khách nghỉ ngơi, thư giãn. 

7. Các hình ảnh check-in của du khách tại làng lụa Hội An 

Làng lụa chinh phục không chỉ du khách trong nước mà còn cả du khách quốc tế bởi vẻ đẹp truyền thống cổ xưa. Đến đây, du khách sẽ bị say đắm bởi nét đẹp văn hóa của phố cổ vẫn còn được lưu giữ lại cho đến ngày nay. 

Làng lụa Hội An vẫn giữ được những nét đẹp của nghề dệt tơ lụa thủ công truyền thống có tuổi đời hàng trăm năm. Trong bài viết này, Tico Travel đã cùng bạn khám phá làng lụa này rồi, chúc bạn có chuyến hành trình thật trọn vẹn và ý nghĩa tại vùng đất phố cổ. Cuối cùng, Tico Travel chúc bạn và gia đình luôn có những chuyến đi đầy kỉ niệm cùng nhau.

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM: 

Kinh nghiệm du lịch Nha Trang chi tiết từ A-Z mới nhất

Bỏ túi kinh nghiệm du lịch Vũng Tàu chi tiết nhất

Kinh nghiệm du lịch Sầm Sơn từ A-Z – điểm đến ”hot” nhất miền Bắc

Bỏ túi Kinh Nghiệm Du Lịch Hội An chi tiết nhất

Bùi Minh Đức
Chào mọi người mình là Minh Đức!!! Yêu du lịch nên Đức thích khám phá thật nhiều địa điểm, gặp những người dân nồng hậu, chất phác, trải nghiệm những nền văn hóa khác nhau. Sau mỗi chuyến đi, Đức muốn chia sẻ những kinh nghiệm và kiến thức của mình với mọi người từ cách lên kế hoạch từ những địa điểm ăn uống, cho đến những địa điểm du lịch thú vị nhất và nhiều hơn nữa. Đức tin rằng những chia sẻ của mình sẽ giúp mọi người có những kỷ niệm thật đẹp nơi vùng đất mà bạn đặt chân tới và lưu lại những khoảnh khắc thật đáng nhớ bên bạn bè và người thân. Đồng hành cùng Đức nhé!