default facebook pixel
Chùa Cầu Hội An – Điểm du lịch không thể bỏ lỡ tại phố cổ - Ảnh đại diện

Chùa Cầu Hội An – Điểm du lịch không thể bỏ lỡ tại phố cổ

03/05/2022

Nếu đang có dự định đến Hội An trong thời gian tới, bài viết này sẽ giúp bạn giải đáp những thắc mắc về các điểm tham quan nổi tiếng, đặc biệt là Chùa Cầu. Nơi đây có rất nhiều danh lam thắng cảnh được du khách trong và ngoài nước biết đến. Những chia sẻ dưới đây của Tico Travel sẽ tập trung vào Chùa Cầu Hội An – công trình kiến trúc mang linh hồn của khu phố cổ. Vậy nơi này có gì đặc biệt. Mời bạn đọc cùng khám phá nhé!  

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM:

Top 20 resort Hội An đẹp sang trọng gần trung tâm thành phố

Top 20 villa Hội An chuẩn 3-4-5 sao tầm nhìn đẹp

Top 20 khách sạn Hội An giá cả phù hợp tại trung tâm thành phố

Top 20 homestay Hội An đẹp bắt mắt gần trung tâm thành phố

1. Giới thiệu chung về Chùa Cầu Hội An Quảng Nam

Chùa Cầu không đơn giản chỉ là một ngôi chùa như nhiều người vẫn lầm tưởng mà đây còn là tên của một cây cầu ở phố cổ. Công trình được coi là điểm sáng nổi bật khi của du lịch Hội An, ghi dấu bởi vẻ đẹp trầm mặc qua năm tháng. Bất cứ ai khi đặt chân tới đây và chiêm ngưỡng Chùa Cầu đều bị thu hút bởi sự cổ kính nhưng không kém phần uy nghi, bởi nó đã chứng kiến vô vàn biến cố, đổi thay của mảnh đất này. 

Cây cầu được xây dựng vào khoảng thế kỷ 17 với phong cách đậm chất xứ Mặt trời mọc, do các thương nhân người Nhật góp tiền. Vì thế, nó còn được biết đến với cái tên cầu Nhật Bản. Từ xa xưa, đã có một truyền thuyết vô cùng thú vị liên quan đến công trình. Theo truyền thuyết, Chùa Cầu Hội An tựa như thanh kiếm đâm xuống lưng con quái vật Namazu.

Được biết, con quái vật này có phần đầu nằm ở Ấn Độ, thân ở Việt Nam và phần đuôi nằm tại Nhật Bản. Chính vì vậy, khi con quái vật cựa mình sẽ gây ra động đất, lũ lụt, ảnh hưởng đến cuộc sống con người ở cả 3 nước. Với “thanh kiếm” bị cắm vào lưng, nó không thể cựa mình gây náo loạn, người dân nhờ đó cũng được sống yên ổn, đất nước ngày càng phát triển.   

Chùa Cầu Hội An - Điểm du lịch không thể bỏ lỡ tại phố cổ

Sau này, phần chùa nối liền với lan can phía Bắc được xây dựng thêm, nhô ra ở giữa cầu nên cái tên Chùa Cầu cũng được người địa phương gọi lên từ đó. Ngoài ra, cầu còn có một cách gọi khác. Vào năm 1719, khi chúa Nguyễn Phúc Chu đến Hội An, ông đã đặt cho chiếc cầu cái tên Lai Viễn Kiều, mang ý nghĩa là “cầu đón khách phương xa”. 

Dù được xây dựng với phong cách Nhật Bản, nhưng sau các lần trùng tu vào năm 1817, 1865, 1986, nét kiến trúc ấy dần biến mất, thay vào đó là những đặc trưng của phong cách Việt Nam và Trung Hoa. Vào năm 1990, Chùa Cầu Hội An tự hào được cấp bằng Di tích Lịch sử – Văn hóa quốc gia. 

Nếu có dịp đến phố cổ, du khách đừng bỏ lỡ cơ hội tham quan điểm du lịch ý nghĩa này và lưu lại những khoảnh khắc đáng nhớ cho bản thân tại đây nhé! 

Xem thêm: Biển An Bàng – điểm du lịch hoang sơ và yên bình bậc nhất tại Hội An

2. Địa chỉ và hướng dẫn di chuyển tới Chùa Cầu Hội An

2.1. Địa chỉ cụ thể

Chùa Cầu tọa lạc trên đường Nguyễn Thị Minh Khai, phường Minh Khai, phố cổ Hội An, tỉnh Quảng Nam. Vì nằm trong khu vực phố cổ được nhiều du khách trong và ngoài nước tới tham quan nên Chùa Cầu phần nào được thừa hưởng sức hút của nơi này. 

Không ít người vẫn thường nói “Đến Hội An mà chưa đi Chùa Cầu thì coi như chưa đến”, chứng tỏ vẻ đẹp và trải nghiệm đáng giá mà công trình đem đến trong chuyến du lịch phố cổ của du khách. 

Chùa Cầu Hội An - Điểm du lịch không thể bỏ lỡ tại phố cổ

2.2. Hướng dẫn chi tiết cách di chuyển đến Chùa Cầu Hội An Quảng Nam

Để đến được Chùa Cầu, quý khách cần di chuyển tới phố cổ trước tiên. Tùy vào nơi xuất phát cũng như nhu cầu của quý khách mà có nhiều cách đi và phương tiện khác nhau: máy bay, xe khách, tàu hỏa. 

Với những du khách ở xa, bạn nên đặt vé đến sân bay quốc tế Đà Nẵng vì từ trung tâm thành phố tới Chùa Cầu chỉ khoảng 35km. Trong khi đó, từ sân bay Chu Lai, Quảng Nam đến đây mất khoảng 80km. 

Với những du khách ở gần, xe khách là phương tiện tiết kiệm chi phí nhất mà quãng đường đi cũng khá dễ dàng. Ở bến xe tại nhiều thành phố lớn quanh khu vực miền Trung đều có các hãng xe phục vụ du khách trên tuyến đường đi Hội An. 

Sau khi tới các điểm sân bay, ga tàu, bến xe khách, bạn có thể lựa chọn đi bằng taxi, xe bus hoặc thuê xe máy để về khu phố cổ và khám phá Chùa Cầu.

Xem thêm: Bảo tàng gốm sứ Hội An – Gợi lại thời hưng thịnh phố cổ

3. Chùa Cầu Hội An có gì đặc biệt?

Nằm gọn trong lòng phố cổ. Chùa Cầu là dấu ấn không thể thiếu, mang đến giá trị cả về văn hóa và cảnh quan cho quần thể di sản này. Đặc biệt, có thể nhiều người chưa biết, hình ảnh Chùa Cầu Hội An chính là biểu tượng được in trên tờ tiền mệnh giá 20.000 đồng.

Trong tuần lễ Hội nghị cấp cao APEC, công trình cũng được chọn là điểm tham quan đầu tiên cho các nguyên thủ quốc gia khi đến Việt Nam. Với những ưu ái như vậy, hẳn nơi này sở hữu những giá trị vô cùng khác biệt. Cùng Tico Travel tìm hiểu xem nhé!

3.1. Kiến trúc ấn tượng 

Chùa Cầu xuất hiện cách đây từ khoảng 400 năm. Cho đến nay, nó vẫn hiên ngang, uy nghiêm chứng kiến nhiều giai đoạn lịch sử thăng trầm dù chỉ được làm từ chất liệu gỗ. Những tấm gỗ lớn được ghép chắc chắn với nhau và đặt khít trên các trụ cầu bằng đá dài gần 20m để tạo độ vững chắc. 

Thoạt nhìn qua, cây cầu gợi cho nhiều người nghĩ tới cây cầu Pont St. Martin ở nước Ý xinh đẹp bởi dáng cong mái vòm đậm chất cổ kính. Công trình cũng là điểm nối bên bên phố phường, được cắt ngang bởi dòng sông Thu Bồn thơ mộng. 

Chùa Cầu Hội An - Điểm du lịch không thể bỏ lỡ tại phố cổ

Chùa Cầu Hội An còn đặc biệt ở kiến trúc có sự kết hợp hài hòa giữa phong cách Nhật Bản và Việt – Hoa. Phần mái âm dương đem đến cảm giác thân thuộc, gần gũi giống như nhiều ngôi chùa khác ở Việt Nam. Dù hiện nay, trải qua nhiều lần tu sửa và nhiều nét thiết kế phong cách Nhật Bản không còn được lưu giữ nhưng vẫn còn đó những chi tiết đặc trưng.

Kiến trúc bên trong Chùa Cầu Hội An có điểm nhấn là chất liệu gỗ son rắn chắc vẫn được bảo toàn hay những hình rồng, phượng… được chạm khắc tinh tế trên các tấm gỗ.   

Khi đến cửa chính, quý khách sẽ nhìn thấy dòng chữ Hán “Lai Viễn Kiều” trên tấm biển lớn, do chúa Nguyễn Phúc Chu đã đặt cho nơi này. Phần cầu và phần chùa được ngăn cách bởi một lớp vách gỗ và bộ cửa song hạ bản, tạo nên hai không gian khác biệt mà vẫn giữ được tổng thể hòa hợp.

Xem thêm: Cơm gà Hội An – Tinh hoa ẩm thực Phố Cổ

3.2.  Chùa Cầu Hội An sở hữu nhiều nhiều điểm khác biệt 

3.2.1. Chùa Cầu Hội An thờ vị thần nào?

Chùa Cầu không thờ Phật như nhiều ngôi chùa khác ở Việt Nam mà thờ Bắc Đế Trấn Võ. Đây là vị thần bảo hộ xứ sở, đem đến cho con người niềm vui, hạnh phúc. Thờ ngài là cách thể hiện mong muốn, khát vọng thiêng liêng với những điều tốt đẹp, an lành mà con người gửi gắm.

Chùa Cầu Hội An - Điểm du lịch không thể bỏ lỡ tại phố cổ

Do vậy, nơi đây không chỉ là điểm du lịch nổi tiếng mà còn là địa điểm tâm linh thu hút đông đảo người dân cũng như du khách tới viếng thăm để cầu mong an lạc. 

3.2.2. Hình ảnh mắt cửa bí ẩn

Chi tiết mắt cửa góp phần tạo nên sự độc đáo cho ngôi chùa. Nó được làm từ gỗ đơn sơ nhưng có những nét chạm khắc nghệ thuật vô cùng tinh xảo, vừa đem tới giá trị tâm linh, vừa thể hiện vẻ đẹp tài hoa của người dân Hội An từ xa xưa.  

Chùa Cầu Hội An - Điểm du lịch không thể bỏ lỡ tại phố cổ

Những nét chạm khắc này thể hiện mong muốn của người dân về cuộc sống hạnh phúc, đủ đầy, tránh những rủi ro, xui xẻo…

Xem thêm: Đèn lồng Hội An – Nét văn hóa đẹp của Phố Cổ

3.2.3. Hai bức tượng Chó và Khỉ 

Ấn tượng đặc biệt tiếp theo mà du khách có thể dễ dàng nhận thấy khi tới Chùa Cầu Hội An là bức tượng thú đứng chầu. Đây là hai linh vật Chó và Khỉ với dáng vẻ uy nghiêm, canh gác cho ngôi chùa. Theo quan niệm xưa, chó có vai trò rất lớn trong việc chống lại tà ma còn khỉ khi đặt ở chùa chiền sẽ giúp chống lại kẻ xấu xâm hại.

Chùa Cầu Hội An - Điểm du lịch không thể bỏ lỡ tại phố cổ

Đồng thời, nó còn ẩn chứa mong muốn của mọi người về sự may mắn trong cuộc sống. Hai bức tượng này cũng là dấu ấn gợi nhắc đến khoảng thời gian từ lúc khởi công xây dựng năm Thân đến lúc hoàn thành vào năm Tuất. 

3.3. Chùa Cầu Hội An trong đời sống thường ngày của người dân

Không chỉ mang đến giá trị du lịch mà công trình này còn có vai trò quan trọng trong đời sống của người dân Hội An. Điển hình là việc điều tiết giao thông, giúp hoạt động đi lại giữa hai bên phường ở khu phố cổ được diễn ra nhịp nhàng. Đây cũng là nơi gắn liền với tín ngưỡng của người dân về trấn yểm thủy quái và thủy tai. Vốn dĩ, cây cầu được xây dựng ban đầu với mục đích trấn yểm con quái vật Namazu. Cho đến khi được xây thêm phần chùa, người ta mới gọi là Chùa Cầu. 

Chùa Cầu Hội An - Điểm du lịch không thể bỏ lỡ tại phố cổ

Có thể thấy, đa phần những dấu ấn đặc biệt tại Chùa Cầu Hội An đều do nếp sống văn hóa tâm linh của người dân phố Hội hình thành. Suốt chiều dài lịch sử, họ đã giữ gìn, lưu truyền những nét đẹp ấy và tạo nên chất riêng cho mình.

Dù những lượt khách đến rồi đi, Chùa Cầu vẫn hiên ngang nơi đó với dáng vẻ trầm mặc, cổ kính và mang đến sự bình yên cho tâm hồn những người du lịch. Những giá trị mà công trình mang lại giúp nó vẫn không bị mờ nhạt giữa những lớp bụi của thời gian phủ thêm qua năm tháng.  

Xem thêm: Top 22 món đặc sản Hội An hấp dẫn nhất định không thể bỏ qua

4. Vé tham quan Chùa Cầu Hội An

Vé tham quan là một trong những nguồn kinh phí để tu sửa, duy trì, bảo tồn và phát triển khu phố cổ. Hầu hết các điểm di tích thuộc Di sản văn hóa thế giới này đều cần mua vé. Tại mỗi điểm đều có quầy bán vé. Bạn chỉ cần bỏ ra 80.000 đồng/ khách Việt Nam và 150.000 đồng/ khách nước ngoài. Đây là giá vé bao gồm cả hoạt động tham quan tại 21 điểm trong phố cổ, trong đó có Chùa Cầu. 

Chùa Cầu Hội An - Điểm du lịch không thể bỏ lỡ tại phố cổ

Ngoài ra, quý khách cũng được hòa mình vào các trò chơi dân gian hay các chương trình biểu diễn đường phố, kéo dài từ 19h00 đến 20h30 hàng ngày.

Xem thêm: Bỏ túi Kinh Nghiệm Du Lịch Hội An chi tiết nhất

5. Lưu ý khi tham quan Chùa Cầu Hội An

Để chuyến tham quan diễn ra trọn vẹn và thuận lợi, quý khách có thể tham khảo một vài lưu ý hữu ích dưới đây: 

5.1. Thời điểm thích hợp nhất để du lịch Chùa Cầu Hội An

Tùy theo sở thích và nhu cầu cá nhân mà quý khách có thể tới đây tham quan bất cứ mùa nào trong năm. Tuy nhiên, thời điểm lý tưởng nhất là từ tháng 2 đến tháng 4. Đây là lúc tiết trời khô ráo, dễ chịu, có gió mát với biên độ nhiệt khoảng từ 18 độ C đến 23 độ C. 

Khi đến phố cổ vào dịp này, quý khách còn được trải nghiệm nhiều hoạt động văn hóa đặc sắc như đón Tết Nguyên đán, lễ hội đèn lồng – biểu tượng đặc trưng của Hội An hay lễ hội thả đèn hoa đăng trên sông Hoài vào ngày rằm tháng Giêng…

5.2. Ăn gì khi du lịch Chùa Cầu Hội An

Ẩm thực Hội An nổi tiếng vừa ngon miệng, độc đáo lại có giá vô cùng phải chăng. Nếu đã đến Chùa Cầu tham quan thì quý khách không nên bỏ lỡ cơ hội thưởng thức các món đặc sản nức tiếng khu phố cổ. Một vài gợi ý hấp dẫn dành cho bạn để nạp thêm năng lượng cho chuyến đi của mình nhé:

  • Cao lầu
  • Mì Quảng
  • Hoành thánh
  • Bánh ướt thịt nướng
  • Bánh vạc
  • Bánh bèo
  • Nước mót

Chùa Cầu Hội An - Điểm du lịch không thể bỏ lỡ tại phố cổ

5.3. Những điều cần tránh khi tham quan Chùa Cầu Hội An nói riêng và phố cổ nói chung 

  • Quý khách nên ăn mặc trang nghiêm, chỉnh tề, tránh các trang phục quá hở hang khi đến các khu di tích hay bảo tàng
  • Hạn chế lớn tiếng, chen lấn hay xô đẩy dù đông người
  • Có thể thương lượng trước giá cả khi mua đồ để tránh bị “hớ”
  • Hạn chế nghe theo những lời chèo kéo, mời mọc hay xin xỏ…Nếu cần sự tư vấn, quý khách có thể nhờ nhân viên khách sạn hoặc những người đã có kinh nghiệm du lịch Hội An.

Xem thêm: Phố Cổ Hội An – Nét đẹp bình lặng cổ kính theo năm tháng

6. Một số khách sạn, homestay gần Chùa Cầu Hội An

Sau khi nắm rõ những thông tin liên quan đến việc tham quan Chùa Cầu, quý khách cũng nên tìm hiểu thêm địa chỉ lưu trú để chủ động trong lịch trình của mình. Hơn nữa, nếu chọn được điểm nghỉ dưỡng ngay gần Chùa Cầu thì việc đi lại của quý khách cũng dễ dàng hơn rất nhiều. Dưới đây là những khách sạn, homestay gần khu vực phố cổ mà Tico Travel đã tổng hợp lại, mời quý khách tham khảo!

6.1. Royal Riverside Hội An

Địa chỉ: số 40 Nguyễn Du, phường Cẩm Phổ, Hội An, tỉnh Quảng Nam

Khách sạn có vị trí đắc địa khi nằm cạnh dòng sông Thu Bồn thơ mộng. Từ đây đến phố cổ và Chùa Cầu Hội An cũng không quá xa, quý khách có thể cân nhắc lựa chọn điểm lưu trú này để không mất nhiều thời gian di chuyển. Royal Riverside Hội An được xây dựng với không gian ấm cúng, thiết kế toát lên sự sang trọng và sở hữu hệ thống tiện ích đa dạng. 

Phòng nghỉ tại đây đều có view hướng ra thành phố, được trang bị đầy đủ tiện nghi hiện đại. Với nhiều hạng phòng, quý khách có thể thoải mái đưa ra lựa chọn phù hợp cho mình. Hơn nữa, giá cả phòng ốc cũng rất phải chăng, thích hợp với đa số phân khúc khách hàng. 

Xem thêm: Top 4 bãi biển Hội An đẹp nhất định phải ghé

6.2. Hotel Royal Hoi An

Địa chỉ: số 39 Đào Duy Từ, phường Cẩm Phổ, Hội An, tỉnh Quảng Nam

Đây là khách sạn quốc tế đạt tiêu chuẩn 5 sao đẳng cấp. Tới đây, du khách vừa được tận hưởng không gian nghỉ dưỡng sang trọng mà còn được sống trong câu chuyện tình yêu lãng mạn của nàng công chúa họ Nguyễn và thương nhân xứ sở hoa anh đào. Phong cách kiến trúc của Hotel Royal Hoi An – Mgallery By Sofitel  có sự kết hợp hài hòa giữa nét sang trọng của nghệ thuật Đông Dương và nét truyền thống của Nhật Bản. 

Khu nghỉ dưỡng cung cấp 187 phòng nghỉ hiện đại, được chia ở hai khu chính: Sotaro và Wakaku. Nếu các phòng ở Sotaro hướng đến sự trầm lắng, có chút cổ xưa thì các phòng tại Wakaku lại mang tới hơi thở hiện đại, trang nhã. Tất cả đều được đảm bảo tiện nghi, trang thiết bị đầy đủ để phục vụ nhu cầu sinh hoạt của khách lưu trú.

Xem thêm: Bánh đập Hội An – Top 10 quán ăn ngon nức tiếng bạn nên thử

6.3. Hoi An Emerald Waters Hotel & Spa

Địa chỉ: số 226 Lý Thái Tổ, thành phố Hội An, tỉnh Quảng Nam

Nếu có dịp đến tham quan Chùa Cầu Hội An, quý khách có thể lựa chọn Hoi An Emerald Waters Hotel & Spa là nơi nghỉ dưỡng cho hành trình của mình. Khách sạn có vẻ ngoài hiện đại, điểm xuyết những nét cổ kính, đem đến cảm giác thân thuộc, gần gũi.

Quy mô không quá lớn nhưng cách bài trí khoa học cùng phong cách tối giản vẫn giúp du khách được sinh hoạt trong không gian thoáng đãng, thoải mái. 

Khác xa với diện mạo có phần giản dị, cổ kính đúng chất Hội An thì bên trong khách sạn lại khiến du khách phải choáng ngợp với sự tiện nghi, chỉn chu ở mọi chi tiết. Bể bơi lớn ngay giữa khuôn viên đáp ứng nhu cầu vui chơi, giải trí cho khách hàng, hơn nữa còn tạo nên khung cảnh nhiệt đới mới lạ giữa lòng phố cổ.

Xem thêm: Xe Đà Nẵng đi Hội An và cách di chuyển thuận tiện nhất

7. Hình ảnh khách du lịch check in tại Chùa Cầu Hội An

Quý khách có thể xem qua một vài hình ảnh Chùa Cầu Hội An được khách du lịch đã tham quan chụp lại nhé!

Trên đây là bài viết về Chùa Cầu Hội AnTico Travel muốn chia sẻ tới bạn đọc. Hy vọng những thông tin trên đây sẽ hữu ích đối với chuyến đi của quý khách. Chúc quý khách sẽ có khoảng thời gian du lịch đáng nhớ tại mảnh đất cổ kính, trầm lặng này.

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM: 

Kinh nghiệm du lịch Nha Trang chi tiết từ A-Z mới nhất

Bỏ túi kinh nghiệm du lịch Vũng Tàu chi tiết nhất

Kinh nghiệm du lịch Sầm Sơn từ A-Z – điểm đến ”hot” nhất miền Bắc

Bỏ túi Kinh Nghiệm Du Lịch Hội An chi tiết nhất